Giới thiệu chung
1.1 Triệu chứng
Trong sản xuất cà phê, bệnh thán thư thường biết đến với tên gọi “bệnh khô cành, khô quả”, tuy nhiên nấm gây bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận: lá, cành, hoa, quả…
Trên lá: Nấm gây bệnh xâm nhập vào đầu lá hay phiến lá. Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu nâu sau đó lớn dần và có nhiều vòng đồng tâm và vết bệnh có màu xám. Các vết bệnh xuất hiện nhiều và liên kết với nhau thành từng mảng lớn làm cho lá bị khô rụng.
Trên chồi non vào mùa mưa bệnh gây hại trên chồi. Ban đầu có màu thâm đen như thấm nước, sau đó phát triển trên cả chồi, gây khô khi trời nắng và thối ướt khi trời mưa hoặc ẩm độ không khí cao.
Trên cành và thân: Nấm tấn công lên cành ở các giai đọan cành đang hóa gỗ và xâm nhập vào đầu cành mang quả qua vết nứt của lá. Trên cành có những vết nâu lõm xuống làm vỏ biến màu nâu đen và khô dần. Khi bệnh nặng, nấm xâm nhập và gây hại cả cành lớn và lan đến thân làm rụng lá và cành trơ trụi khô đen.
Triệu chứng bệnh thán thư trên lá | Vết bệnh ban đầu trên cành | Khô cành cà phê |
Trên quả: Nấm tấn công vào giai đọan quả thành thục, sau đậu quả 6-7 tháng. Vết bệnh là những đốm nâu lõm vào phần vỏ quả có kích thước và hình dạng khác nhau. Bệnh xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của quả, quả bị bệnh ban đầu có vết nâu nhạt, lõm xuống ở phần thịt quả và có gờ mầu nâu. Bệnh nặng, nấm gây hại trên cành, có thể chỉ một vài quả hoặc tất cả các quả trên cành quả. Các quả bị bệnh khô dần và cuối cùng có mầu đen trước khi quả chín. Nấm gây bệnh cũng gây hại trên cuống quả, gây rụng quả non.
Thán thư quả cà phê chè | Vết bệnh thán thư ban đầu trên quả cà phê |
1.2 Nguyên nhân
Bệnh do các loài nấm Colletotrichum gây ra, có tài liệu xác định tác nhân gây bệnh là do nấm Colletotrichum coffeanum. Cũng có tài liệu cho rằng nấm Colletotrichum coffeanum là synonym với nấm C. gloeosporioides.
Bào tử nấm nấm gây bệnh không có vách ngăn, hình ô van dài, bên trong bào tử thường quan sát thấy các giọt dầu dưới kính hiển vi. Kích thước bào tử: 10 - 15 x 2,5 - 3 µm.
1.3 Phát sinh gây hại
Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng bệnh phát triển mạnh lúc cà phê ra hoa, kết quả và trong thời kỳ cây nuôi quả.
Thời tiết nóng và ẩm thuận lợi cho bệnh phát triển.
Mưa nhiều và mưa vào buổi chiều tối, thuận lợi cho bào tử phát tán và nảy mầm xâm nhiễm vào các bộ phận của cây.
Bệnh thường phát triển nhanh và nặng ở các vườn cà phê có chế độ chăm sóc kém và ít đầu tư phân bón.
Biện pháp canh tác
Trồng cây che bóng cho vườn cà phê.
Cắt tỉa, thu gom và tiêu huỷ triệt để những bộ phân bị bệnh sau khi thu hoạch.
Bón phân đầy đủ và cân đối NPK, bổ sung phân bón trung lượng và vi lượng cho cây cà phê bằng một số sản phẩm phân bón lá, nhất là vào giai đoạn nuôi quả.
Biện pháp thuốc BVTV
Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.
(Liên hệ với chúng tôi)