Rệp sáp
Giới thiệu chung
Rệp sáp là một trong các dịch hại nguy hiểm trên cà phê. Chúng gồm nhiều loài như:
Rệp vẩy xanh (Coccus viridis)
Rệp vẩy nâu (Sassetia hemisphaerica)
Rệp sáp hại quả, hại gốc (Pseudococus sp)
Rệp sáp hai đuôi (Pseudococus sp)
…
1.1 Triệu chứng, mức độ hại
Các loại rệp hại thân, lá, quả chích hút các bộ phận khí sinh nhất là các phần non: lá non, chồi non, quả non làm các bộ phận này phát triển kém, cành lá vàng, quả rụng. Các loài rệp sáp được bao bọc bằng một lớp sáp, khi bị rệp nặng lớp sáp này có thể bao phủ cả thân, cành, quả cà phê làm các bộ phận này không thể phát triển được. Chất thải do rệp tiết ra là môi trường thuận lợi cho nấm muội đen phát triển bao phủ trên mặt lá làm hạn chế khả năng quang hợp của cây.
Rệp sáp hại rễ chích hút ở phần cổ rễ và rễ cà phê. Chúng thường tấn công ở cổ rễ trước từ đó lan dần ra các rễ tơ và rễ thứ cấp. Rệp sáp kết hợp với nấm Polyporus sp. tạo ra một bộ phận gọi là măng sông bao quanh rễ cây, trong các măng sông này rệp sinh sống và chích hút rễ cây làm rễ cây không phát triển. Rệp sáp chích hút tạo ra nhiều vết thương trên rễ và các loài nấm gây hại dễ dàng xâm nhập gây hiện tượng thối rễ.
Trong năm 1992 nhiều nông trường đã phải thanh lý hàng trăm ha vì rệp sáp.
1.2 Nhận dạng
Các loài rệp sáp cơ thể thường được bao bằng một lớp sáp. Lớp sáp này có thể dính liền hoặc tách rời với cơ thể của rệp. Lớp sáp này còn ngăn cản không cho thuốc tiếp xúc với rệp gây nhiều khó khăn trong việc phun thuốc phòng trừ.
Rệp vẩy xanh (H1), rệp vẩy nâu (H2), rệp sáp hại quả, hại gốc (H3), rệp sáp hai đuôi (H4).
1.3 Sinh vật học
Đa số các loại rệp khi trưởng thành đều không di chuyển được (ngoại trừ rệp sáp hai đuôi hay gọi là rệp nhảy), rệp con di chuyển được nhưng cũng không xa.
Vòng đời rệp vẩy xanh từ 42 - 57 ngày.
Vòng đời rệp sáp từ 30 - 40 ngày, một con trưởng thành trong vòng đời có thể đẻ 500 trứng. Giai đoạn từ trứng đến rệp non chỉ từ 5 - 7 ngày.
Rệp sáp thường đẻ trứng còn rệp sáp hại rễ đẻ con.
Rệp sáp là loài côn trùng ăn tạp có thể gây hại trên 2.000 loại cây trồng và cỏ dại.
1.4 Sự phát sinh phát triển
Rệp sáp phân bố ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Chất thải do rệp tiết ra là thức ăn của kiến, do đó nơi nào có rệp là có kiến, mặt khác kiến là nguồn lây lan của rệp. Kiến sẽ tha rệp từ nơi này sang nơi khác, kiến còn bảo vệ kiến khỏi sự tấn công của các thiên địch. Do đó nếu không có kiến rệp sẽ không phát triển được.
Các loại rệp vảy xanh, vảy nâu, rệp sáp hại gốc thường xuất hiện quanh năm.
Rệp sáp hại quả thường xuất hiện từ sau khi ra hoa cho đến hết thu hoạch. Rệp sáp hại quả gây hại nặng trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa, đặc biệt là thời gian có các giai đoạn mưa nắng xen kẽ nhau.
Số lượng rệp giảm hẳn giữa mùa mưa do mưa nhiều, ẩm độ không khí quá cao không thuận lợi cho rệp phát triển.
Sau khi thu hoạch quả, rệp chuyển sang sống trong các cụm hoa chưa nở ở đầu cành và đẻ trứng ở đó, các trứng này sẽ nở thành rệp con sau khi cây được tưới nước và gây hại ngay từ giai đoạn đậu quả non.
Biện pháp canh tác
Cần phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh phát triển của rệp trên đồng.
Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ để hạn chế sự phát triển của kiến.
Biện pháp lợi dụng thiên địch
Khuyến khích sự phát triển của các loài nấm ký sinh và thiên địch bằng cách chỉ phun thuốc khi cần thiết và chỉ phun những cây nào có rệp.
Biện pháp thuốc BVTV
Sử dụng thuốc theo 4 đúng.
(Liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết)
Kinh nghiệm của nông dân
1. Mới! Quản lý Rệp sáp hại cà phê bằng thuốc có cơ chế tác động hoàn toàn mới.
Đà Lạt, ngày 07 tháng 07 năm 2017
Cà phê là đồ uống thông dụng ở trên thế giới và Việt Nam. Với vị thơm ngon, quyến rũ và là nguồn năng lượng cho sự sáng tạo đã trở thành một phần không thể thiếu cho cuộc sống hiện nay. Trên thế giới mỗi ngày tiêu thụ khoảng 2 tỷ cốc cà phê. Người thưởng thức cà phê, nhâm nhi vị ngon của nó nhưng ít ai biết được “vị đắng” trong cà phê mà những người làm ra nó phải chịu đựng.
Bài viết này muốn nói về “vị đắng” của cà phê theo nghĩa khác. Đó là “vị đắng” của được mùa mất giá. Đó là những tai ương do thời tiết mang lại (mưa, bão, hạn hán,...) và đặc biệt hơn cả là tác hại của sâu bệnh.
Một trong những dịch hại nguy hiểm thường gặp trên cà phê là rệp sáp
1. Đặc điểm hình thái và sinh sống của rệp sáp
Rệp sáp hại trên cây cà phê có rất nhiều loài, nhưng chủ yếu vẫn là rệp sáp giả (Pseudococcus spp.), thuộc họ rệp sáp giả (Pseudococcidae).
Đặc điểm hình thái:
Rệp sáp gây hại cà phê đặc điểm dễ nhìn nhận ban đầu là có màu trắng, bên ngoài cơ thể phủ một lớp sáp. Rệp sáp có kích thước nhỏ (4mm), hình bầu dục, có nhiều chân di chuyển và không bay được. Rệp non có màu hồng.
|
|
Trứng được đẻ trong một bọc.
|
Đặc điểm sinh vật:
Rệp sáp non và trưởng thành gây hại tất cả các giai đoạn của cây như: nách lá, chồi non, cuống hoa, chùm quả, rễ cây…Tuy nhiên lo ngại nhất vẫn là giai đoạn ra hoa và quả non, nếu không được phòng trừ kịp thời rệp chích hút gây rụng hoa, quả làm giảm đáng kể năng suất.
Trong quá trình gây hại những chất bài tiết của rệp (có vị ngọt) tạo điều kiện nấm muội đen xuất hiện trên bề mặt lá làm giảm hiệu suất quang hợp. Ngoài ra, chất tiết ra của rệp thu hút kiến trên cây gây cản trở cho công việc thu hái.
Quy luật phát sinh gây hại:
Rệp thường phát sinh và gây hại từ cuối mùa mưa đầu mùa khô và gây hại mạnh trong mùa khô, đặc biệt là những năm có thời tiết khô hạn, nắng nóng gay gắt như năm nay ở vùng Tây Nguyên.
2. Biện pháp phòng trừ.
a. Biện pháp canh tác.
- Trồng cây với khoảng cách hợp lý tạo sự thông thoáng cho vườn cà phê.
- Sau thu hoạch cần vệ sinh vườn trồng: thu gom cành cây khô đem tiêu hủy; bón vôi xử lý đất giai đoạn bổ sung nước cho cà phê.
- Cắt tỉa cành cho cây thông thoáng đặc biệt vào giai đoạn đầu mùa mưa.
Lưu ý: Cần thăm vườn trồng thường xuyên để kịp thời có những biện pháp phòng trừ rệp sáp khi rệp vừa mới xuất hiện.
b. Phun thuốc phòng trừ.
Có nhiều loại thuốc dùng để phòng trừ rệp sáp: Chlorpyrifos Ethyl, Cypermethrin, Acetamiprid, Thiamethoxam,…
Thông qua quá trình điều tra thực tế, tìm hiểu các sản phẩm phòng trừ rệp sáp được bà con tin cậy tại các xã Đà Loan, Ninh Loan thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương tỉnh Đăk Lăk, chúng tôi thấy rằng hiệu quả phòng trừ rệp sáp cao nhất khi sử dụng sản phẩm Goldra 250WG (Thiamethoxam 240g/kg + Acetamiprid 10g/kg) của công ty Cổ Phần Nông Dược Việt Nam với quy trình 4 lần phun/năm:
+ Lần 1: Ngay sau thu hoạch nhằm trừ rầy non từ đợt trứng muộn trong kẽ của cuống hoa chưa nở.
+ Lần 2: Cuối mùa khô và đầu mùa mưa (tháng 3 đến tháng 5 dương lịch) trừ rệp sáp gây hại quả non và chồi, lá non.
+ Lần 3: Giữa mùa mưa (tháng 7 đến hết tháng 8 dương lịch) trừ rệp sáp gây hại quả giai đoạn quả đang phát triển mạnh.
+ Lần 4: Cuối mùa mưa (tháng 9 đến hết tháng 10 dương lịch) trừ rệp sáp gây hại quả giai đoạn gần thu hoạch.
Theo ông Nguyễn Chi Phương (0974942...) xã Đà Loan, bà Nguyễn Thị Hiền (01239470...) xã Ninh Loan huyện Đức Trọng, Lâm Đồng thì sau thời gian sử dụng sản phẩm Goldra 250WG của công ty Cổ Phần Nông Dược Việt Nam với liều lượng 100g/ 200lít/ 2000m2 phun ướt toàn bộ cây bằng máy phun thuốc với quy trình 4 lần/ năm mang lại hiệu quả phòng trừ rệp sáp cao trên 90%. Ngoài ra thuốc còn tiêu diệt luôn “rệp lưng bóng” loại rệp rất khó phòng trừ.
Ông Phương cho biết thêm lần đầu ông sử dụng sản phẩm Goldra 250WG, sau 2 - 3 ngày chưa thấy rệp “bung” nhiều, ông định mua thuốc khác về phun lại. Tuy nhiên, sau 10 ngày kiểm tra lại thì ông không thấy rệp đâu nữa. Qua tìm hiểu ông mới biết là thuốc Goldra 250WG có tác dụng lưu dẫn mạnh và phải mất một khoảng thời gian nhất định để thuốc được lưu dẫn đến khắp các bộ phận của cây, nên không “bung” nhanh như các thuốc có tính xông hơi khác. Khi quá trình vận chuyển hoạt chất nhờ dịch cây kết thúc thì hiệu lực mới được thể hiện rõ nét thông qua số lượng rệp còn tồn tại trên cây.
Mặt khác, Goldra 250WG không gây mùi khó chịu như một số sản phẩm khác mà ông đã sử dụng.
Giai đoạn ra hoa với những vườn phun lần 1 muộn, Goldra 250WG không gây ảnh hưởng đến chất lượng đậu quả của hoa như các dòng sản phẩm khác.
Hình 3: Bà Nguyễn Thị Hiền.
Nguyễn Văn Anh
(Phòng Kỹ thuật)