'Mặc dù có điều kiện thích hợp để sản xuất hạt giống rau, hoa nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu trên 90% hạt giống/năm', Tổng Thư ký VSTA Trần Xuân Định cho biết.
Giống mới giúp tăng 10 - 15% năng suất cây trồng
Theo ông Trần Xuân Định (Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam - VSTA), hiệu quả của việc đưa các giống mới tối ưu hơn so với giống cũ trong sản xuất nông nghiệp giúp tăng 10 - 15% sản lượng cây trồng.
Do đặc điểm sinh thái, vị trí địa lý khá đa dạng, nền nông nghiệp nước ta cũng đa dạng và có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng miền. Cơ cấu giống cây trồng cũng có sự khác nhau theo vùng miền, đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về sản phẩm trồng trọt.
Giống mới giúp tăng 10 - 15% năng suất và giá trị kinh tế. Ảnh: K.Trung.
Trong sản xuất giống và cung ứng giống, các giống cây trồng được sản xuất phân phối theo hai hệ thống chính (chính quy và không chính quy).
Hệ thống giống chính quy bao gồm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp (viện nghiên cứu, trường đại học, Trung tâm giống của Trung ương, địa phương). Giống của hệ thống này thường được chế biến bằng máy móc, được đặt tên rõ ràng (qua khảo nghiệm, công nhận giống) và được bảo hành chất lượng. Đối với cây giống phải sản xuất theo tiêu chuẩn và ghi rõ nguồn gốc. Ở Việt Nam, cây trồng trong hệ thống giống chính thống được đề cập nhiều nhất là lúa và ngô.
Hệ thống giống nông hộ gồm các hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ và hàng chục ngàn hộ nông dân tham gia sản xuất giống. Họ sản xuất rồi tự để giống cho mình, trao đổi, mua bán giống với nhau trong cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống hàng ngày, hoặc ký kết hợp đồng sản xuất giống cho các đơn vị thuộc hệ thống giống chính quy.
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/viet-nam-nhap-khau-tren-90-hat-giong-rau-hoa-moi-nam-d372922.html