Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển một loại thuốc trừ sâu mới với công nghệ nano để làm chậm quá trình “phóng thích” các hoạt chất thuốc trừ dịch hại ra môi trường nhằm làm tăng hiệu quả và đồng thời giảm ô nhiễm trong đất.
Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Wu Zhengyan của Viện Khoa học vật lý Hợp Phì (thuộc Viện Khoa học Trung Quốc) đã sử dụng tinh bột hòa tan làm chất độn và canxi cacbonat rỗ như tổ ong làm chất mang để tạo ra một loại thuốc trừ dịch hại nano có kiểm soát. Nó có thể kiểm soát sự di chuyển của các phân tử thuốc trừ dịch hại trong môi trường, giảm lượng thuốc và thiệt hại cho môi trường.
Kết quả vừa được công bố trên một tạp chí khoa học được công bố bởi Hiệp hội Hóa học Mỹ.
Ông Wu cho biết ngành công nghiệp nông nghiệp của Trung Quốc chủ yếu dựa vào việc sử dụng thuốc trừ sâu (khoảng hơn 1 triệu tấn mỗi năm). Tuy nhiên, chỉ có 30% của thuốc trừ sâu có ảnh hưởng đến cây trồng và phần còn lại đơn giản bị cuốn trôi.
Canh tác truyền thống, do đó, đòi hỏi phun nhiều lần thuốc trừ dịch hại mỗi ngày, do đó không chỉ làm tăng chi phí, mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tạo ra vấn đề dư lượng quá mức trong nông sản.
Wu cho biết với công nghệ chế tạo mới này sẽ tạo ra những loại thuốc trừ dịch hại thân thiện với môi trường và nâng cao hiệu quả, cung cấp một giải pháp tốt giải quyết vấn đề cản trở cản trở sự phát triển của ngành nông nghiệp Trung Quốc.
D.A.M
Dịch từ: Chinese researchers develop pesticide to decrease contamination.(AgroNews. 22/02/2018).
Nguồn: Xinhua News