Ngành lúa gạo Việt Nam thời gian qua đã đón nhận dồn dập những tin vui. Đó là những cơ hội để lúa gạo Việt Nam cất cánh, nhưng cũng là một áp lực.
Trách nhiệm quốc tế mới của ngành lúa gạo
Theo Đề án Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 mới được Chính phủ phê duyệt ngày 27/11/2023, ĐBSCL tiếp tục là vùng trọng điểm chuyên canh lúa với 1 triệu ha vào năm 2023. Điều quan trọng nhất, vùng chuyên canh quy mô lớn này sẽ được tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam. Từ đây, hạt gạo Việt Nam đã được giao những trọng trách quốc tế - vấn đề mà toàn nhân loại cùng quan tâm, đó là bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu.
Cây lúa Việt Nam giờ đây sẽ gánh trên vai trách nhiệm quốc tế mới. Ảnh: TL.
Tin vui tiếp theo, ngày 28/11/2023, Bộ Nội vụ ban hành quyết định cho phép thành lập Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam. Hiệp hội ra đời trong bối cảnh chuỗi ngành lúa gạo đang “mặc định” 3 khâu cơ bản: Khâu cung cấp đầu vào (là các doanh nghiệp vật tư nông nghiệp, giống); khâu sản xuất (là nông dân/hợp tác xã); khâu tiêu thụ sản phẩm (là thương lái và doanh nghiệp mua bán nội địa, xuất khẩu). Ba khâu này vẫn chưa có sự liên kết, vẫn còn tình trạng “cắt khúc”. Chính vì thế, sự ra đời của Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo nên mối liên kết thành chuỗi ngành hàng, giúp nông dân và doanh nghiệp hưởng lợi lâu dài, giúp nhau cùng tiến.
Hai ngày sau, ngày 30/11/2023, tin vui bay về từ Philippines: Việt Nam đoạt giải “Gạo ngon nhất thế giới” tại cuộc thi The Rice Trader 2023. Danh hiệu này là minh chứng cho sự chủ động về nghiên cứu, chọn tạo giống lúa chất lượng cao, thương mại hóa bài bản của doanh nghiệp lúa gạo Việt Nam. Giải thưởng "Gạo ngon nhất thế giới" làm tăng thêm niềm tự hào cho ngành công nghiệp lúa gạo của Việt Nam. Danh hiệu này là minh chứng cho sự chủ động về nghiên cứu, chọn tạo giống chất lượng cao, thương mại hóa bài bản của doanh nghiệp nước ta.
Mời bạn đọc chi tiết bài viết tại: https://nongnghiep.vn/trong-trach-moi-cua-cay-lua-d370297.html