'Thị trường ngách' của lúa gạo chế biến

Không thể cạnh tranh với miền Nam về lúa chất lượng cao để xuất khẩu, Bình Định chú tâm sản xuất những dòng lúa phục vụ chế biến và đã mang lại hiệu quả cao.

Lợi thế "đất trăm nghề"

Bình Định được mệnh danh là "đất trăm nghề", trong đó có nhiều làng nghề sản xuất bún, bánh và nấu rượu. Nghề nào cũng dùng gạo làm nguyên liệu để chế biến. Gạo chế biến thì không phải dùng gạo nào cũng được, mà phải là gạo có hàm lượng amylose cao, trên 25%.

Loại gạo này nấu ăn không ngon, bởi hạt cơm khô và cứng. Nhưng nếu dùng làm nguyên liệu để sản xuất bún, bánh thì không gì tuyệt hơn, bởi nó cho bột rất nhiều. Bột nhiều đồng nghĩa làm ra được nhiều sản phẩm bún, bánh, cơ sở sản xuất sẽ có lãi nhiều hơn.

Thế mạnh của lúa phục vụ chế biến ở Bình Định là tỉnh này có rất nhiều cơ sở sản xuất bún, bánh. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Thế mạnh của lúa phục vụ chế biến ở Bình Định là tỉnh này có rất nhiều cơ sở sản xuất bún, bánh. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Đơn cử chỉ ở Thị xã An Nhơn (Bình Định), đã có rất nhiều làng nghề sản xuất bún, bánh. Ví như làng nghề bánh tráng ở xã Nhơn Phúc có đến 100 lò tráng bánh bằng máy. Nghề tráng bánh làm quanh năm, trừ những tháng mưa, sản phẩm cung ứng thị trường các tỉnh Tây Nguyên, vào Nam, ra Bắc.

Mời bạn đọc chi tiết bài viết tại: https://nongnghiep.vn/thi-truong-ngach-cua-lua-gao-che-bien-d326955.html