Thay đổi quy trình canh tác trên đất dốc để chống sạt lở đất

Thay đổi quy trình canh tác trên đất dốc bằng việc trồng xen các loại cây và thay thế cây trồng ngắn ngày bằng cây dài ngày giúp tăng thu nhập, giảm sạt lở đất

Cần thay thế cây trồng ngắn ngày bằng cây dài ngày và thay đổi quy trình kỹ thuật canh tác để giảm rửa trôi, xói mòn đất. nong duoc viet nam

Cần thay thế cây trồng ngắn ngày bằng cây dài ngày và thay đổi quy trình kỹ thuật canh tác để giảm rửa trôi, xói mòn đất. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Nguyễn Văn Chinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc chia sẻ, căn cứ theo mục đích sử dụng, Việt Nam có 3 loại rừng gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Rừng đặc dụng và rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng.

Rừng trồng chủ yếu có vai trò về lâm sản, sản xuất kinh doanh là chính, vai trò phòng hộ rất hạn chế so với rừng tự nhiên. Rừng tự nhiên có vai trò lớn trong việc phòng hộ, chống sạt lở, xói mòn, rửa trôi đất, hạn chế thiên tai vì có cấu trúc 3 tầng tán gồm tầng sinh thái, tầng giữa, tầng thảm giúp hạn chế nước chảy bề mặt, chống xói mòn, rửa trôi đất.

Theo thống kê trong giai đoạn từ 2013 - 2023, tại vùng trung du miền núi phía Bắc, tỷ lệ che phủ rừng tăng rất nhanh, đứng thứ hai cả nước, tổng diện tích rừng cũng tăng trên 107.000 ha. Tuy nhiên, diện tích tăng chủ yếu là rừng rừng sản xuất, còn rừng tự nhiên lại giảm khoảng 126.000ha. Diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng tăng nhưng chất lượng rừng giảm, điều này làm gia tăng nguy cơ sạt lở, xói mòn, rửa trôi đất thời gian qua.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/thay-doi-quy-trinh-canh-tac-tren-dat-doc-de-chong-sat-lo-dat-d404315.html