'Thay da đổi thịt' nhờ khoa học công nghệ

Từ đổi mới công nghệ, nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh) đã tạo được vị thế nhất định trên thị trường.

Vực dậy vùng chè

Trước đây, trồng chè trên địa bàn huyện Hải Hà (tỉnh Quảng ninh) còn mang tính tự phát và thủ công. Từ định hướng phát triển vùng chè nguyên liệu, huyện Hải Hà đã tuyên truyền, vận động người dân áp dụng khoa học kỹ thuật đồng bộ vào sản xuất, từ giống, phương pháp chăm sóc, thu hái và chế biến.

Để tiếp tục nâng cao vị thế cây chè, từ năm 2022, huyện Hải Hà thực hiện dự án cơ cấu ngành chè thông qua việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và chế biến; tổ chức quảng bá và xây dựng kênh tiêu thụ sản phẩm.

Người dân huyện Hải Hà sử dụng máy thu hoạch chè. nong duoc viet nam

Người dân huyện Hải Hà sử dụng máy thu hoạch chè. Ảnh: Nguyễn Thành.

Theo đó, huyện Hải Hà khuyến khích người dân tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống chè, đầu tư thâm canh diện tích chè kinh doanh theo quy trình VietGAP, chú trọng khâu thu hoạch chè búp tươi, hình thành thói quen thu hái chè đạt tiêu chuẩn “1 tôm 2 - 3 lá”…

Đến hết năm 2022, có gần 2.000 hộ dân ở Hải Hà trồng chè với tổng diện tích trên 800ha, trong đó diện tích chè giống mới chiếm hơn 74%. Hiện toàn huyện sở hữu khoảng 40ha chè có chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ trồng giống mới, chất lượng chè ở Hải Hà thơm ngon, vị đậm đà hơn và bà con tiêu thụ cũng dễ dàng hơn.

Ông Hoàng Văn Thường, một hộ trồng chè có diện tích lớn ở huyện Hải Hà cho biết, mỗi vụ thu hoạch, ngoài lực lượng lao động của gia đình, ông và nhiều hộ trồng chè còn thuê thêm nhân công để thu hái, vận chuyển chè đi tiêu thụ. Điều này góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn. Hiện năng suất chè gia đình ông Thường đạt 10 - 12 tấn/ha/năm.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/thay-da-doi-thit-nho-khoa-hoc-cong-nghe-d367768.html