HÒA BÌNH - Nhìn những gốc thanh long ruột đỏ quả lúc lỉu, xanh mướt một góc đồi, ai cũng phải ngạc nhiên bởi nơi đây từng là vùng đất đồi cằn cỗi, nghèo kiệt.
Chủ nhân của đồi thanh long trù phú này là ông Đào Hồng Phú (sinh năm 1973) ở khu dân cư Quyết Tiến, thị trấn Ba Hàng Đồi, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
3 năm kiên trì học kỹ thuật trồng thanh long
Chúng tôi tới thăm gia đình ông Phú trong cái nóng hầm hập xế chiều hè, vợ chồng ông Phú vẫn cần mẫn, cặm cụi ngoài đồi thanh long, chăm chút tỉ mỉ từng bông hoa, từng trái thanh long. Dù áo ướt đẫm mồ hôi, ông Phú vẫn luôn hồ hởi tâm sự về cái duyên với cây thanh long ruột đỏ.
Những trụ thanh long của gia đình ông Phú phát triển rất tốt, cho quả sai ở vùng đất gò đồi bạc màu trước đây. Ảnh: Trần Toản.
Ông Phú cho biết, địa phương ông sinh sống chủ yếu là đất đồi gò cằn cỗi. Qua nhiều năm trồng mía không hiệu quả, tình cờ biết được mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế cao qua báo đài, cộng với lần đến chơi nhà một người bạn thân ở xã bên có vườn thanh long đúng lúc cây ra hoa rất đẹp khiến ông Phú cảm thấy vô cùng thích thú với cây trồng này.
Đầu năm 2011, ông Phú bàn bạc với gia đình vay ngân hàng 500 triệu đồng để chuyển đổi, cải tạo 1,7ha vườn, đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động, hệ thống đèn chiếu sáng, trụ cột bê tông... để trồng thanh long. Cùng với đó, ông cất công vào tận tỉnh Bình Thuận, Long An để tham quan, học hỏi những mô hình trồng thanh long ruột đỏ đã thành công và mua 1.700 cây giống về trồng.
Sau 2 năm tập trung chăm sóc, vườn thanh long sinh trưởng tốt và bắt đầu ra quả bói. Qua theo dõi vụ quả đầu tiên, ông Phú nhận thấy vườn thanh long của gia đình so với một số vườn thanh long khác thì số lượng hoa/lứa ít, các lứa/vụ thưa hơn và tỷ lệ quả nhỏ khi cho thu hoạch khá nhiều dẫn đến năng suất thấp, giá bán không cao.
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/thanh-long-ruot-do-triu-qua-tren-doi-can-xu-muong-d388532.html