Thán thư ớt ... Ẩn số đã được hóa giải

Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2017

 

Đối với những người dân Ninh Giang – Hải Dương ớt được coi là cây trồng chính giúp người dân thoát nghèo.

Đã nhiều năm rồi, cứ đến thời điểm cây sắp cho thu hoạch là bệnh lại bùng lên gậy thiệt hại nặng về năng suất. Bà con nông dân rất vất vả trong phòng trừ bệnh này, tuy vậy kết quả là “thuốc thì cứ phun mù trời, nhưng lá thì nó cứ vàng ệch ra đấy. Kệ chứ biết sao giờ”. 

Tưởng chừng như là người dân nơi đây đã buông tay trước nạn dịch thán thư này. Ấy vậy mà không, họ chịu khó tìm hiểu các biện pháp phòng chống. Một vụ ớt nữa lại bắt đầu, nhưng lần này tôi không còn thấy sự lo lắng trên khuôn mặt họ nữa thay vào đó là “ Thán Thư! Lo gì, chữa dễ không ấy mà

1. Triệu chứng

Bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum spp. Nấm bệnh có khả năng gây bệnh trên hầu như tất cả các bộ phận của cây trong bất kỳ giai đoạn sinh trưởng, phát triển nào. Tuy nhiên, bệnh gây hại trên quả mang lại những tổn thất lớn nhất.  

Các triệu chứng trên quả ban đầu xuất hiện những vết bệnh màu xám hình tròn, hơi trũng xuống. Khi bệnh phát triển chúng hình thành những vòng tròn đồng tâm màu vàng da cam. Trên vết bệnh có thể thấy các chùm bào tử đính màu đen. Các vết bệnh có kích thước to lên và hòa vào nhau trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hoặc khi độ ẩm cao. Quả bị bệnh nặng cuối cùng khô héo. Bệnh có thể tiềm ẩn trên quả xanh (chưa chín) cho đến khi quả chín (vào thời điểm thu hoạch và sau thu hoạch) thì các triệu chứng mới xuất hiện.

Trên lá xuất hiện những đốm màu xám – nâu hoặc các vết bệnh dễ dàng nhìn thấy có màu nâu tối ở mép lá.

Trên thân cây có những vết màu xám. Ở giai đoạn cây con hoặc giai đoạn mới trồng nấm bệnh cũng có thể gây hiện tượng chết ẻo, héo rũ. Nói chung, bệnh xuất hiện gây hại trên thân, lá là ít hơn so với quả.

2. Quy luật phát sinh gây hại:

Nấm bệnh có thể tồn tại trong khoảng 10 – 30°C. Tuy nhiên, nhiệt độ tối ưu cho quá trình xâm nhiễm trên quả là 20 – 27°C cộng với bề mặt quả ẩm ướt. Vết thương trên quả không quá cần thiết cho cho quá trình xâm nhiễm, nhưng độ ẩm là điều kiện tối cần thiết cho sự nảy mầm bào tử. Bề mặt của quả càng ẩm ướt thì mức độ bệnh càng nghiêm trọng. 

Những giọt nước (nước tưới phun, nước mưa) cũng là con đường phát tán bào tử nấm bệnh. Vì vậy, những quả mọc thấp thường bị hại nặng.

Bào tử nấm có thể tồn tại trong hạt giống bị nhiễm bệnh, trên lá hoặc tàn dư trong thời gian dài.

3. Biện pháp phòng trừ.

a. Biện pháp canh tác.

Sau mỗi vụ phải thu dọn tàn dư và đem tiêu hủy. Cày lật sâu.

Làm sạch cỏ dại trước khi trồng bằng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm hoặc bằng tay. Trong giai đoạn cây trưởng thành khi làm cỏ, xới xáo tránh làm đứt rễ.

Tránh luân canh với những cây trồng họ Cà như khoai tây, đậu tương, cà chua, cà tím và họ Bầu Bí. Trong cùng một vụ không trồng các loại cây trồng trên cạnh ruộng ớt.

Giảm thiểu hoặc tránh tưới trên cao để hạn chế thời kỳ ẩm ướt trên bề mặt quả và tăng khả năng phát tán bào tử bởi những giọt nước này. Sử dụng màng phủ để tránh nước bắn lên quả, lá ở phía dưới tán.

Theo dõi đồng ruộng thường xuyên. Phát hiện cây bị bệnh thì cần nhổ bỏ và đem tiêu hủy.

b. Phun thuốc phòng trừ.

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc BVTV nhưng các hộ dân ở Ninh Giang – Hải Dương đánh giá loại thuốc dùng hiệu quả nhất đến thời điểm này là Kacie 250EC (Difenoconazole 250g/l) của Công ty cổ phần Nông Dược Việt Nam. Pha 13,5ml thuốc Kacie 250EC với bình 16l, phun ướt đều mặt lá. 

Theo như chú Hoàng Hữu Nhân cho biết, sau khi phun Kacie 250EC 3 ngày thì vết bệnh thán thư dừng, không lây lan nữa. Qua 5 ngày sẽ thấy cây ớt bật các lộc non mới không bị bệnh.  

Lá và ruộng ớt khỏi bệnh

Video phỏng vấn các hộ dân sử dụng Kacie 250 EC

Nguyễn Hữu Quyết

(Phòng kỹ thuật)