Sáu quốc gia thành viên phản đối việc tái cho phép sử dụng Glyphosate, thuốc trừ cỏ phổ biến nhất trên thế giới, đã gửi thư cho Ủy ban châu Âu hồi tháng trước yêu cầu bộ phận điều hành EU tiến hành nghiên cứu và xem xét thay thế cho hoạt chất gây tranh cãi này.
Trong bức thư của họ gửi đến Frans Timmermans (Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban) và Vytenis Andriukaitis (Giám đốc Y tế của EU), sáu bộ trưởng nông nghiệp hoặc môi trường từ Pháp, Bỉ, Hy Lạp, Luxembourg, Slovenia và Malta đã nhắc lại “mối quan tâm” của họ về những nguy cơ của việc sử dụng thuốc trừ cỏ Glyphosate .
Một nguồn tin của Ủy ban nói với EURACTIV.com rằng không có nhiều điều để nói ở giai đoạn này và rằng bộ phận điều hành đang chuẩn bị một phản ứng.
Cuối tháng mười, Ủy ban Kháng cáo, trong đó bao gồm các chuyên gia từ các nước thành viên và Ủy ban châu Âu, phê duyệt lại hoạt chất Glyphosate gây tranh cãi sau khi Đức thay đổi ý kiến của mình tại thời điểm cuối cùng và giúp giám đốc điều hành của EU đạt được đa số phiếu cần thiết.
Dựa vào sáng kiến chữ ký của hơn một triệu công dân châu Âu yêu cầu một lệnh cấm Glyphosate cũng như một nghị quyết Nghị viện châu Âu kêu gọi các biện pháp để loại nó ra vào ngày 15 tháng 12 năm 2022, sáu bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết của một “kế hoạch thoát ” (exit plant).
“Chúng tôi kêu gọi Ủy ban châu Âu có quyết định xem xét lại các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro và để chuẩn bị cho kế hoạch giải thoát Glyphosate với nông dân” như bức thư đã chỉ ra.
Các quốc gia thành viên này cũng tuyên bố rằng giám đốc điều hành nên thực hiện một nghiên cứu về các giải pháp (hóa chất, cơ học hoặc sinh học) để thay thế cho những ứng dụng chính của Glyphosate trong nông nghiệp.
Chúng tôi không thể tiếp tục thờ ơ.
Bức thư cũng lưu ý rằng Pháp (quốc gia phản đối Glyphosate mạnh nhất), đang lên kế hoạch để lãnh đạo một nhóm làm việc nhằm phát triển giải pháp thay thế và đảm bảo một lối ra trong ngắn hạn.
Evangelos Apostolou (Bộ trưởng Bộ Phát triển Nông nghiệp Hy Lạp), người cũng đã bỏ phiếu chống lại việc tái cho phép sử dụng, nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng với mối quan tâm xã hội về vấn đề này thì không thể hoạch định chính sách một cách lãnh đạm.
“Đó là nhiệm vụ của chúng tôi để xúc tiến theo hướng quản lý rủi ro, vì lợi ích của người tiêu dùng, nhà sản xuất và môi trường”, ông nói.
Kêu gọi để có một nghiên cứu mới.
Trong quá khứ, Tổ chức Liên Hợp Quốc của Lương thực và Nông nghiệp (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt hoạt chất Glyphosate với tuyên bố là “khó có thể đặt ra một nguy cơ gây ung thư cho con người tiếp xúc thông qua chế độ ăn uống”.
Quan điểm này được chia sẻ bởi Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) cũng như Cơ quan Hóa chất châu Âu (ECHA).
Cơ quan duy nhất bày tỏ sự lo ngại về glyphosate là IARC (Viện nghiên cứu ung thư quốc tế), trong năm 2015 đã kết luận rằng Glyphosate “có lẽ gây ung thư cho con người”.
EFSA cho biết họ đã tiến hành một phân tích kỹ lưỡng dựa trên đánh giá những phát hiện của IARC. Còn Greenpeace (Tổ chức Hòa bình Xanh), về phần mình, gọi báo cáo của EFSA “một bao biện”.
Sáu quốc gia thành viên cho rằng nghiên cứu mới đây được tiến hành bởi các cơ quan châu Âu trong hợp tác với các cơ quan quốc gia của các nước thành viên tự nguyện và IARC/WHO về tính chất gây ung thư của hoạt chất Glyphosate, chỉ như “thu thập và kiểm tra dữ liệu bổ sung có sẵn”.
Cuối cùng, các Bộ trưởng cũng đề nghị đơn giản hóa các khuôn khổ quản lý việc đánh giá so sánh để tạo điều kiện cho việc thay thế các hoạt chất trong việc cho phép kiểm tra các ứng dụng trên thị trường và sự hình thành giải pháp thay thế sử dụng các hóa chất.
Khuivandam@
Dịch từ: Six EU member states call for glyphosate alternatives, exit plan. (Agronews. 17/01/2018).
Source: EurActiv.com