SƠN LA - Do không biết là loài côn trùng gì, không có thuốc phòng trừ nên khi bị sâu đục lá cà chua Nam Mỹ xâm nhiễm, các vườn đều bị thiệt hại 50 - 100%.
Sâu vẽ bùa cà chua Nam Mỹ (tên khoa học là Tuta absoluta) có nguồn gốc Nam Mỹ, được các nhà khoa học nước ta gọi là "sâu đục lá cà chua Nam Mỹ" để phân biệt với sâu vẽ bùa cà chua (Liriomyza trifolii) đã có ở Việt Nam. Đây là loài sâu mới xâm nhiễm vào nước ta, gây hại rất nghiệm trọng trên cây cà chua. Ruộng cà chua không có biện pháp phòng trừ hữu hiệu có thể bị sâu đục lá Nam Mỹ gây thiệt hại từ 50 - 80% năng suất, chất lượng quả.
Nhà vườn cà chua khi chưa có sâu đục lá cà chua Nam Mỹ xâm nhiễm. Ảnh: Hải Tiến.
Sâu đục lá cà chua Nam Mỹ xâm nhập vào Tây Ban Nha từ cuối năm 2006. Sau lan rộng ra khắp các quốc gia thuộc khu vực Trung và Tây Nam châu Á. Loài sâu này được thấy trên mẫu cà chua nhập từ Trung Quốc vào nước ta qua cửa khẩu Lào Cai. Đồng thời được Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) điều tra thấy xuất hiện tại các vùng trồng cà chua ở Mộc Châu và xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn (Sơn La) vào tháng 7/2019.
Do phải tập trung cho phòng chống dịch Covid -19 trên người nên tới năm 2022, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) mới biết sâu đục lá Nam Mỹ đang gây hại rất nghiệm trọng trên các vườn cà chua trong nhà kính ở các địa phương trên.
Bà Nguyễn Thị Mây ở bản Áng, xã Đông Sang (huyện Mộc Châu) bị sâu đục lá cà chua Nam Mỹ gây hại gần hết 1.000m2 cà chua trồng trong nhà lưới. Bà Mai cho biết, ban đầu bà nghĩ là bị sâu vẽ bùa gây hại, vì sau khi ăn diệp lục lá, sâu để lại vệt trắng tuy khá lớn nhưng cũng tương tự như sâu vẽ bùa nên bà Mai đã chọn mua thuốc đặc hiệu trừ sâu vẽ bùa phun trừ nhưng sâu không chết mà còn tiếp tục gây hại nặng hơn.
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/sau-duc-la-ca-chua-nam-my-hoanh-hanh-d376466.html