Có 2 nhóm giải pháp kỹ thuật để xử lý rơm rạ gồm xử lý rơm rạ tại ruộng và thu cuốn rơm để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm khác.
Rơm rạ phải có giá trị thị trường
Rơm rạ đã gắn liền với nông thôn Việt Nam bằng việc sử dụng cho sinh hoạt đun nấu và sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, rơm rạ bị bỏ lại và đốt ngoài đồng ruộng sau thu hoạch vì nhiều lý do.
Với việc đốt bỏ rơm rạ, chúng ta đã làm kết thúc một cách cưỡng bức dòng vật chất của cây lúa (đáng lẽ ra phải từ hạt lúa nảy mầm cho đến cây lúa sau thu hoạch và rơm rạ được sử dụng để bón đồng ruộng, như vậy sẽ khép kín vòng tuần hoàn), lãng phí một tài nguyên tái sinh và hàng hóa kinh tế. Vì vậy, rơm rạ phải có giá thị trường để kích hoạt thị trường đó hoạt động hiệu quả.
Nông dân miền Tây Nam bộ ứng dụng máy cuộn rơm rạ để thu hoạch rơm khô.
Trong quản lý rơm rạ, hiện nay có rất nhiều bất cập. Để chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng, cần phải khắc phục bằng các biện pháp với những bên có liên quan và những yếu tố như thể chế, chính sách, kỹ thuật, tài chính và kinh tế, văn hóa – xã hội...
Về thể chế, chính sách, cần đồng bộ các cơ chế chính sách hỗ trợ với các chính sách vi mô ở quy mô cộng đồng, hộ nông dân, phù hợp với quy mô sản xuất, nhận thức, khả năng đầu tư, khả năng nhân rộng và đáp ứng nhu cầu sử dụng tại chỗ cho các sản phẩm sau xử lý rơm rạ.
Mặt khác, cần song hành các quy định pháp luật về quản lý phụ phẩm trồng trọt, quy định về quản lý môi trường liên quan đến phụ phẩm trồng trọt với các cơ chế chính sách hỗ trợ về phát triển công nghệ, mô hình thu gom, xử lý, sử dụng và các chính sách tài chính khác để điều chỉnh, thu hút đa dạng đối tượng liên quan tham gia các hoạt động quản lý, xử lý và tái sử dụng phụ phẩm trồng trọt.
Mời bạn đọc chi tiết bài viết tại: https://nongnghiep.vn/rom-ra-rat-nhieu-gia-tri-dot-bo-thi-qua-phi-d339657.html