Pháp sẽ có một bước triệt để đối với việc bảo vệ quần thể ong suy giảm của mình vào thứ Bảy (01/9/2018) bằng cách trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu cấm tất cả năm loại thuốc trừ sâu mà các nhà nghiên cứu tin rằng đang giết chết côn trùng này.
Động thái này cấm năm hoạt chất của nhóm neonicotinoids đã được ca ngợi bởi những người nuôi ong và môi trường. Nhưng nông dân trồng ngũ cốc và củ cải đường cảnh báo nó có thể đem lại cho họ tất cả ngoại trừ khả năng bảo vệ cây trồng có giá trị chống lại côn trùng có hại khác.
Bằng cách thực thi lệnh cấm tất các hoạt chất nhóm neonicotinoid, Pháp tiến xa hơn so với Liên minh châu Âu với việc đã bỏ phiếu để cấm việc sử dụng ba hoạt chất nhóm neonicotinoid - Clothianidin, Imidacloprid và Thiamethoxam – trên các loại cây trồng ở ngoài đồng ruộng bắt đầu từ ngày 19 tháng 12.
Pháp đã cấm ba hoạt chất cùng với Thiacloprid và Acetamiprid, không chỉ ở ngoài đồng ruộng mà còn cả trong nhà kính.
Là nước đầu tiên phản đối, Anh cho rằng bằng chứng hỗ trợ cho lệnh cấm của EU là không toàn diện để khẳng định các hoạt chất góp phần làm cho “quần thể ong sụp đổ trong rối loạn” vì trong thực tế có những hiện tượng bí ẩn mà người ta đã chứng kiến quần thể ong giảm mạnh tới 90% với những nguyên nhân tiềm năng khác là do nhện, virus và nấm.
Được giới thiệu vào giữa những năm 1990, nhóm neonicotinoids tổng hợp có cấu trúc hóa học của nicotine và tác động vào hệ thống thần kinh trung ương của côn trùng. Nhóm hoạt chất này nhằm thay thế các loại thuốc trừ sâu cũ độc hại hơn. Chúng được sử dụng rộng rãi nhất để phòng trừ sâu hại trên các loại cây trồng có hoa, như cây ăn quả, củ cải và nho.
Nhưng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hoạt chất nhóm neonicotinoid làm giảm số lượng tinh trùng của ong, gây rối loạn bộ nhớ và khả năng bay về tổ của chúng. Một nghiên cứu mới công bố trong tuần này thậm chí còn cho thấy những con ong có thể phát triển một kiểu nghiện nguy hiểm đối với các thuốc trừ sâu trên, giống như nghiện nicotine của người hút thuốc lá.
Tuy nhiên, một số nông dân Pháp tức giận và nói rằng không có đủ bằng chứng cho thấy các hoạt chất nhóm neonicotinoid chịu trách nhiệm làm suy giảm đàn ong.
Nông dân phải đối mặt với một “bi kịch của kỹ thuật không lối thoát”, FNSEA (Fédération Nationale des Syndicats d’Exploitants Agricoles – một tổ chức công đoàn lớn nhất của nước Pháp) cho biết và kêu gọi một ngoại lệ cho lĩnh vực “mà không có giải pháp thay thế hoặc không đủ người”.
Lệnh cấm “sẽ làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh không công bằng giữa các nhà sản xuất châu Âu với ngoài châu Âu vẫn được phép sử dụng thuốc trừ sâu nhóm này” FNSEA cảnh báo.
Một báo cáo của cơ quan y tế công cộng Pháp (ANSES) cho biết hồi tháng năm đã có giải pháp thay thế “có ấn tượng và hiệu quả” cho đa số hoạt chất nhóm neonicotinoid sử dụng tại Pháp.
Những người khác cho rằng lệnh cấm nên đi xa hơn.
“Thuốc trừ sâu có ở khắp mọi nơi”, Fabien Văn Hoecke, một người nuôi ong ở Saint-Aloué ở Brittany, người bị mất 86% số lượng ong của mình so với mùa đông nói. Trong khi lệnh cấm là “một điều tốt, nó không thể cứu chúng ta”, ông nói với AFP, dự đoán rằng ngay sau khi các hoạt chất nhóm neonicotinoid bị thu hồi, các hoạt chất sẽ được “thay thế bằng các sản phẩm khác khác”.
Mặc dù chiến dịch nhằm mục tiêu giảm thuốc trừ dịch hại, nhưng lượng sử dụng ở Pháp vẫn tăng 12% trong khoảng thời gian từ 2014 đến 2016.
Một dự luật an toàn thực phẩm của Pháp sắp tới, nếu được thông qua, sẽ mở rộng lệnh cấm đến tất cả các chất hóa học mà chúng có cùng kiểu tác động.
Liên Hiệp Quốc cảnh báo vào năm ngoái rằng 40% côn trùng thụ phấn không xương sống – đặc biệt là những con ong và bướm – có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu.
D.A.M
Dịch từ: France becomes first country in Europe to ban five neonicotinoid insecticides. (AgroNews. 03/9 2018).
Nguồn: telegraph.co.uk