Nhân giống dừa sáp bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào

TRÀ VINH - Trường Đại học Trà Vinh cho biết, các nhà khoa học của Trường đã nghiên cứu thành công phương pháp nhân giống dừa sáp bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào.

Khắc phục được hạn chế trong nhân giống dừa sáp

Dừa sáp là một trong các giống dừa có giá trị kinh tế cao, là đặc sản của tỉnh Trà Vinh. Dừa sáp có đặc tính cơm (cùi) đặc sệt, hàm lượng dầu cao hơn dừa thường, hàm lượng dinh dưỡng cao và mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, do đặc tính di truyền của loại dừa này, việc duy trì, nhân giống dễ bị lai, khiến cho việc lựa chọn cây con giữ được đặc tính tốt như bản chất của giống là rất khó.

Empty

Dừa sáp là cây trồng đặc sản, có giá trị kinh tế cao của tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Ngày 14 tháng 6 năm 2017, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đồng ý thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhân giống dừa bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào và kỹ thuật thâm canh dừa trồng giống nuôi cấy mô”.

Đề tài này được thực hiện bởi đội ngũ các nhà khoa học của Trường Đại học Trà Vinh với tổng kinh phí 10,5 tỷ đồng. TS Phạm Thị Phương Thúy, Phó Trưởng phòng Khoa học Công nghệ (Trường Đại học Trà Vinh) cùng PGS.TS Phạm Văn Đồng (Viện Di truyền Nông nghiệp) làm chủ nhiệm đề tài và các giảng viên Khoa Nông nghiệp Thủy sản (Trường Đại học Trà Vinh) cùng thực hiện với mục tiêu nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào, kết hợp với các giải pháp canh tác để bảo tồn, lưu giữ, nhân giống và phát triển một số giống dừa có giá trị kinh tế cao phục vụ chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tại tỉnh Trà Vinh.

Phương pháp nuôi cấy mô tế bào cho phép tái sinh nguồn cây giống dừa sáp và giúp duy trì giống này một cách hiệu quả hơn. Kỹ thuật nhân giống này là phương pháp tối ưu nhất để nâng cao tỷ lệ trái sáp/quày đạt từ 80 - 100%.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/nhan-giong-dua-sap-bang-cong-nghe-nuoi-cay-mo-te-bao-d345218.html