Mệt mỏi vì bệnh khảm lá sắn đeo bám

PHÚ YÊN - Trước đây, sắn không bị bệnh, nhổ một bụi nấu đầy nồi, nay nhổ 3 bụi mới nấu đủ nồi. Trên những gò đồi, cây sắn bị bệnh khảm lá còi cọc, lá nhăn nheo.

Sắn là một trong ba cây trồng chủ lực của tỉnh Phú Yên, nhưng những năm qua liên tục bị bệnh khảm lá đeo bám. Đối với người dân miền núi, sắn trước đây từng là cây lương thực phục vụ nhu cầu chống đói tại chỗ. Trước đây, sắn không bị bệnh nhổ một bụi nấu đầy nồi, nay nhổ 3 bụi mới nấu đủ nồi.

Trên những gò đồi, cây sắn bị bệnh khảm lá còi cọc, lá nhăn nheo, nông dân đi thăm rẫy sắn chỉ còn biết lắc đầu thở dài ngao ngán. 

Trồng giống sắn cũ nhiễm bệnh

Hiện người dân trồng sắn ở các xã Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, Đa Lộc (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) sau khi thu hoạch xong vụ sắn 2021 và đã trồng vụ sắn mới vụ mới. Bà con loay hoay tìm giống sắn sạch bệnh để vào vụ mới nhưng không có, đành lấy giống sắn cũ bị nhiễm bệnh trồng lại.

Vùng trồng sắn xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) bị bệnh khảm lá, cây thấp còi, lá nhăn nheo trông rất thảm hại. Ảnh: Hoài Nam.

Vùng trồng sắn xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) bị bệnh khảm lá, cây thấp còi, lá nhăn nheo trông rất thảm hại. Ảnh: Hoài Nam.

Gia đình ông Bùi Văn Thành ở xã Đa Lộc thuê máy cày chảo xới 3 sào đất trồng sắn, nhìn đất màu mỡ gà, ông Thành tiếc vì không có giống sắn mới sạch bệnh để trồng, đành phải trồng lại giống sắn cũ bị nhiễm bệnh khảm lá.

Ông Thành tâm sự: "Tôi canh tác sắn hơn 20 năm nhưng hơn 5 năm qua bệnh khảm lá đeo bám cây sắn dữ quá. Khi sắn bị bệnh, lá xoắn lại, cây không phát triển, thấp còi, lá của nó nhăn nheo nhìn thấy tội nghiệp. Khi thu hoạch, củ của nó chỉ bằng ngón chân cái là to nhất, còn trước đây sắn không bị bệnh, lá xanh mượt, củ to bằng bắp tay, dài gần nửa mét...".

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/met-moi-vi-benh-kham-la-san-deo-bam-d320397.html