Ngày 1/3, Cục Bảo vệ thực vật đã có văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về tình hình bệnh khảm lá sắn và kiến nghị một số biện pháp phòng chống.
Nhiều nỗ lực đã triển khai.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), bệnh khảm lá virus hại sắn (mì) có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV), lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống nên khả năng lây lan nhanh, gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn ở Việt Nam.
Năm 2021, bệnh khảm lá sắn tiếp tục gây hại nghiêm trọng tại nhiều vùng sắn trọng điểm. Ảnh: Đăng Lâm.
Tháng 6/2017, bệnh khảm lá sắn lần đầu tiên xuất hiện và gây hại ở tỉnh Tây Ninh, đến nay bệnh đã xuất hiện tại 26 tỉnh, thành phố trong cả nước. Thời gian qua, ngành BVTV đã chủ động các biện pháp phòng chống bệnh khảm lá sắn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.
Năm 2017, Cục BVTV đã ban hành Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn để các địa phương phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng.
Năm 2019, Cục Trồng trọt cũng đã ban hành Quy trình canh tác sắn, quy trình sản
xuất giống sắn sạch bệnh khảm lá và quy trình tự sản xuất giống sắn sạch bệnh khảm lá cho các địa phương hướng dẫn nông dân thực hiện; phối hợp đánh giá các giống sắn kháng bệnh, hỗ trợ Viện Di truyền nông nghiệp công bố các giống sắn kháng bệnh khảm lá.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã thực hiện một số dự án sản xuất giống sạch bệnh, phòng trừ bệnh khảm lá sắn tại Tây Ninh...
Đối với các viện nghiên cứu, Viện Khoa học Nông nghiêp Việt Nam, Viện Di truyền, Viện BVTV những năm qua đã tham gia tích cực vào nghiên cứu biện pháp phòng, chống bệnh khảm lá sắn thông qua các chương trình, dự án. Điển hình là Dự án: “Phát triển hệ thống sản xuất sắn bền vững thông qua quản lý sâu bệnh hại tại Việt Nam, Campuchia, Thái Lan".
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/khan-truong-nhan-giong-san-khang-benh-sach-benh-d317084.html