Một nghiên cứu chung [http://www.cell.com/current-biology/fulltext/S0960-9822(18)30230-6] bởi Đại học Exeter, Viện nghiên cứu Rothamsted và Bayer đã phát hiện được một enzym có trong ong mật và ong nghệ (bumble bee) để xác định như thế nào là nhạy cảm với các hoạt chất khác nhau của nhóm thuốc trừ sâu neonicotinoid.
Ong mật – Apidae
Như trong các sinh vật khác, độc tố trong ong có thể được phân giải bởi các enzyme gọi là cytochrome P450s. Các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích toàn diện nhất về các enzyme giải độc ong P450 hoạt động như thế nào. Nghiên cứu xác định một phân họ của các enzym trong ong – CYP9Q – đã cho thấy nó chịu trách nhiệm về phân giải nhanh chóng các hoạt chất nhất định trong nhóm neonicotinoids. Chẳng hạn như thiacloprid, khiến nó hầu như không độc với ong. Bayer tự tin cho rằng hiểu biết này sẽ cho phép các công ty tổng hợp ra thuốc trừ sâu thân thiện hơn nữa với ong theo cách nhắm đúng mục tiêu hơn bằng cách sử dụng phương pháp tương đối đơn giản (in vitro) ở ngay giai đoạn đầu của sự phát triển của sản phẩm.
“Xác định các cơ chế góp phần vào tính kháng vốn có trong cơ thể côn trùng giúp chúng ta và nhà quản lý, hiểu rõ hơn tại sao thuốc trừ sâu nhất định nào đó có giới hạn cao về an toàn đối với ong”, Tiến sĩ Ralf Nauen, một thành viên nghiên cứu độc tính đối với côn trùng tại Bayer và là điều tra viên chính của nghiên cứu cho biết. “Những kiến thức từ nghiên cứu của chúng tôi cũng có thể được sử dụng để dự đoán và ngăn chặn tác hại tiềm năng từ các kết quả ngẫu nhiên phá vỡ hệ thống phòng thủ chủ chốt. Ví dụ, hiệu ứng kết hợp bởi hỗn hợp các hoạt chất khác nhau”. Nauen tin tưởng rằng các kiến thức cần thiết và các công cụ thu được sẽ thúc đẩy sự đổi mới và cải thiện khả năng của Bayer để phát triển thuốc trừ sâu có chọn lọc.
Bài báo được công bố trên tạp chí Current Biology [[http://www.cell.com/current-biology/fulltext/S0960-9822(18)30230-6], được mang tên: “Làm sáng tỏ các yếu tố quyết định phân tử nhạy cảm ở ong đối với nhóm neonicotinoid”.
Ong nghệ – Bombus lapidarius
Kiến thức này rất có giá trị vào thời điểm mà nó đã trở thành ngày càng khó khăn để đăng ký thuốc trừ sâu mới, đặc biệt là ở châu Âu, một xu hướng mà cuối cùng sẽ làm khó cho người nông dân ngăn ngừa kiểm soát sâu bệnh tấn công trên đồng ruộng của họ để sản xuất thực phẩm cho tất cả chúng ta. Điều đáng buồn là nếu như vậy, môi trường sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu sản xuất kém hiệu quả đòi hỏi phải sử dụng nhiều đất hơn.
An toàn trước khi các sản phẩm lưu thông trên thị trường được áp dụng cho tất cả các loại thuốc trừ dịch hại. Tuy nhiên, sự an toàn của thuốc trừ sâu nhóm neonicotinoid (clothianidin, imidacloprid và thiamethoxam) đối với ong là một trong những chủ đề gây nhiều tranh cãi trong năm 2013, dẫn đến một lệnh cấm ở Liên minh châu Âu về việc sử dụng ba hợp chất trên cây có hấp dẫn đối với ong.
Vậy khoa học nói gì? Nói chung, đó là 19 trong số 20 loại thuốc trừ sâu hàng đầu là chất có độc tính cao. Tuy nhiên, ngay cả những hợp chất khác nhau trong nhóm neonicotinoids cũng khác nhau về độc tính của chúng.
Cho đến thời điểm các thuốc trừ dịch hại được đưa ra thị trường thì mỗi sản phẩm sẽ có chi phí trung bình là 286 triệu USD cùng với thời gian 11 năm nghiên cứu và phát triển để đảm bảo sao cho các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả cao nhất.
Những hiểu biết mới này (enzyme) sẽ giúp cho sự phát triển của thuốc trừ sâu được áp dụng rộng rãi và hoàn toàn tương thích với các loài ong thụ phấn hiệu quả hơn.
D.A.M
Dịch từ: Bayer, Exeter University and Rothamsted Research to identify enzymes in bees that determine sensitivity to neonicotinoids. (Agronews. 23/3/2018).
Nguồn: Bayer