Hồi sinh cho mía đường

THANH HÓA - Cùng với giá mía nguyên liệu khởi sắc trở lại, các nhà máy đường cũng đang tìm cách xoay sở với nhiều giải pháp nhằm vực dậy ngành mía đường. 

LTS: Giá mía nguyên liệu tụt thấp kéo dài, diện tích giảm mạnh, cây mía đã trải qua một thời gian dài lao đao. Hiện nay, cùng với giá mía nguyên liệu khởi sắc trở lại, các nhà máy đường cũng đang tìm cách xoay sở với nhiều giải pháp nhằm vực dậy ngành mía đường. 

Diện tích teo tóp, nhà máy thoi thóp

Từ năm 2016, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đã triển khai cánh đồng mẫu lớn. Năng suất mía ở những cánh đồng mẫu lớn có thời điểm đạt tới 110 tấn/ha, người trồng mía lãi lớn. Đây cũng là cách làm ở nhiều địa phương trong thời điểm ngành mía đường đang “thịnh”.

Nhiều thời điểm, mía trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trỗ cờ do các nhà máy thu mua chậm. Ảnh: VD.

Nhiều thời điểm, mía trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trỗ cờ do các nhà máy thu mua chậm. Ảnh: VD.

Tuy nhiên, cũng chỉ 1 - 2 năm sau đó, giá mía nguyên liệu “lao dốc” không phanh, nhiều hộ bỏ bẵng ruộng hoặc chuyển sang trồng sắn và các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. 

Cũng do ngành mía đường gặp khó khăn, nguyên liệu không đủ công suất và chưa tìm ra hướng đi mới, vài năm trước, Nhà máy đường Nông Cống (đóng trên địa bàn huyện Nông Cống) đã phải đóng cửa. Các nhà máy đường Việt Đài, Lam Sơn cũng hoạt động cầm chừng và phải tìm hướng đi để thích ứng với tình hình khó khăn chung.

Thời điểm cây mía cho hiệu quả kinh tế cao, người dân đổ vào đầu tư trồng, diện tích mía ở Thạch Cẩm (Thạch Thành) đạt 500ha nhưng niên vụ 2021 - 2022 chỉ còn 285ha. Nguyên nhân một phần do hiệu quả cây mía “xuống đáy", một phần không chịu nổi sự cạnh tranh của nhiều cây trồng khác, khiến nông dân chuyển một số diện tích đất đồi dốc kém hiệu quả sang trồng keo.

Những lý do này khiến diện tích mía không chỉ ở Thạch Cẩm và huyện Thạch Thành mà cả tỉnh Thanh Hóa cũng giảm nghiêm trọng. Từ một ngành thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa, cây mía bị “hắt hủi”, thay vào đó, những loại cây trồng khác ngày một tăng mạnh về diện tích.

Ông Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp xã Thạch Cẩm cho biết, có thời điểm giá mía nguyên liệu chỉ còn 750 nghìn đồng/tấn. Nhà máy mía đường Việt Đài thanh toán tiền chậm khiến người trồng mía chán nản. Người dân không còn mặn mà với cây mía, trong khi đó nhiều giống mía bị nhiễm bệnh rệp nên diện tích, năng suất, sản lượng mía càng tụt mạnh.

Theo thống kê của UBND huyện Thạch Thành, niên vụ 2021 - 2022, toàn huyện chỉ còn 3.000ha mía, giảm khoảng 1.000ha so với thời điểm 4 - 5 năm về trước. Toàn tỉnh Thanh Hóa cũng giảm diện tích từ trên 30 nghìn ha xuống hiện chỉ còn trên 10,5 nghìn ha.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/hoi-sinh-cho-mia-duong-d318033.html