Hành trình 20 năm của vựa măng tre Bát Độ ở Trấn Yên

YÊN BÁI - Cách đây tròn 20 năm, cây măng tre Bát Độ lần đầu tiên được trồng tại huyện Trấn Yên với sự ngờ vực. Song đến nay, giá trị cây trồng này đã được khẳng định.

Chật vật tìm đường tiêu thụ

Hiện nay, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đang tiếp tục phấn đấu mở rộng diện tích vùng trồng tre Bát Độ. Bên cạnh đó, tiếp tục hình thành mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến để nâng cao giá trị thu nhập cho bà con nông dân. Sản phẩm măng tre Bát Độ hiện không chỉ được tiêu thụ tại thị trường nội địa mà còn được chế biến và xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan.  

Sau 20 năm phát triển, cây tre Bát Độ đã trở thành cây trồng chủ lực, cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững ở huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái). nong duoc viet nam

Sau 20 năm phát triển, cây tre Bát Độ đã trở thành cây trồng chủ lực, cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững ở huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái). Ảnh: Thanh Tiến.

Bà Trần Thị Hoàn Liên – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ - Phát triển nông nghiệp, Phó Ban quản lý Chương trình tre Bát Độ huyện Trấn Yên cho biết: Chương trình tre măng Bát Độ trên địa bàn huyện đã được phát triển ổn định, bền vững hơn 20 năm qua. Năm 2002, tỉnh Yên Bái có chủ trương phát triển cây tre măng Bát Độ tại 2 huyện Yên Bình và Trấn Yên. Năm 2003 là năm đầu tiên bắt đầu triển khai trồng và toàn huyện đã trồng được 60ha cây măng tre Bát Độ ở một số xã như Kiên Thành, Y Can, Tân Đồng, Đào Thịnh, Việt Thành.

Trong những năm tiếp theo, cấp ủy, chính quyền huyện Trấn Yên tiếp tục tuyên truyền người dân mở rộng diện tích trồng. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên lần thứ 19 đã ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển tre Bát Độ giai đoạn 2005 - 2010. Mục tiêu là tạo ra vùng nguyên liệu 1.000ha và tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn bán ra thị trường.

Cây lạ, đất tốt, khí hậu phù hợp nên cây tre Bát Độ trồng ở Trấn Yên ra rất nhiều măng. Mặc dù vậy ở thời điểm năm 2005 – 2006, việc tìm đầu ra cho măng tre hết sức chật vật. Trước nguy cơ có sản phẩm mà không có nơi bán, huyện đã loay hoay tìm thị trường tiêu thụ, tìm doanh nghiệp chế biến.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/hanh-trinh-20-nam-cua-vua-mang-tre-bat-do-o-tran-yen-d361513.html