Nhân Ngày Lương thực Thế giới, CropLife Asia ca ngợi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) với những nỗ lực của mình đã mang lại nhận thức rõ nét về nhu cầu an ninh lương thực trong việc chống lại nạn đói toàn cầu và nắm bắt cơ hội để dự báo những đóng góp của nông dân thông qua khoa học công nghệ về trồng trọt đang làm ở châu Á và trên thế giới để nuôi số dân ngày càng tăng.
Theo số liệu của FAO, nạn đói trên thế giới đang gia tăng (ước tính cho những người suy dinh dưỡng) từ 777 triệu trong năm 2015 lên 815 triệu trong năm 2016. Trong khi đó, tình hình an ninh lương thực cũng đã rõ ràng trở nên tồi tệ ở một phần của thế giới, trong đó có Đông Á và Tây Á.
“Số lượng người ở châu Á không được tiếp cận đầy đủ với một nguồn cung cấp thực phẩm an toàn và bổ dưỡng đang phát triển. Đơn giản đó là một điều không thể chấp nhận”, tiến sĩ Siang Hee Tân nói. “Trách nhiệm để đảm bảo mọi người đều có đủ thực phẩm lành mạnh để ăn là một trong những việc cần phải tham gia. Ngành khoa học trồng trọt hoàn toàn ủng hộ FAO trong việc theo đuổi mục tiêu xóa bỏ nạn đói trên thế giới và cam kết đảm bảo nông dân ở châu Á được trao quyền và được phép để sản xuất lương thực cho số lượng dân số ngày càng tăng”.
Theo Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới dự kiến sẽ vượt quá 9 tỷ dân vào năm 2050, và riêng châu Á dự kiến sẽ có khoảng hơn một tỷ người sống trong đói nghèo.
Nông dân trên toàn thế giới sẽ cần phải sản xuất lương thực đạt mức tăng đến 70% so với hiện tại để đáp ứng nhu cầu dự kiến dân số tăng vào năm 2050 trong khi phải đối mặt với một loạt các vật cản trong đó có biến đổi khí hậu. Những đổi mới trong công nghệ sinh học thực vật và bảo vệ thực vật sẽ là chìa khóa trong việc thực hiện sản xuất bền vững để tạo ra một nguồn cung cấp thực phẩm an toàn và bổ dưỡng nhằm nuôi dân số ngày càng tăng.
“Những số liệu của FAO chỉ ra rằng 85% của 525 triệu nông dân trên thế giới sống và làm việc trên địa cầu”, tiến sĩ Tân nói thêm. “Những người nông dân là rất quan trọng để đấu tranh chống đói ở châu Á, họ xứng đáng được sự ủng hộ và tiếp cập đến công nghệ mới nhất để tạo ra nguồn lương thực nhiều hơn với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ít hơn”.
Các sản phẩm bảo vệ thực vật ngăn ngừa gần 40% gạo và ngô thu hoạch trên toàn cầu khỏi bị mất mỗi năm. Trong khi đó, cây trồng dựa vào công nghệ sinh học giúp làm chậm bước tiến của biến đổi khí hậu bằng cách giảm lượng khí thải carbon. Ví dụ, người ta ước tính diện tích trồng cây trồng bằng công nghệ sinh học trong năm 2015 đã làm cho lượng khí thải carbon giảm 26.7 tỉ kg tương đương với loại bỏ 11.9 triệu xe ô tô ra khỏi số xe hiện có tham gia giao thông trong một năm.
D.A.M
Dịch từ: FAO Focus on Food Security this World Food Day Supported by CropLife Asia. (AgroNew. 17/11/2017).
Theo nguồn: CropLife Asia