Đề xuất cấm Paraquat và Chlorpyrifos của Thái Lan đã ảnh hưởng đến Trung Quốc

Thái Lan được cho là tiến gần đến lệnh cấm Paraquat và Chlorpyrifos, do lo ngại đến mức độ an toàn của chúng. Khi danh sách cấm ngày càng tăng thì các nhà sản xuất của Trung Quốc (những người phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu) phải xem xét cẩn thận định hướng xuất khẩu và điều chỉnh lại sản xuất cho phù hợp.

Theo nguồn tin của trang web “Thị trường Nông nghiệp toàn cầu” (Agribusiness Global), Thái Lan đã thực hiện bước tiếp theo cho việc cấm sử dụng ParaquatChlorpyrifos, khi Bộ Y tế công cộng cùng với một số Tổ chức phi chính phủ (NGO) đã kêu gọi  chính phủ ủng hộ việc cấm vào năm 2019. Một số nguồn tin phản hồi từ Cục Nông nghiệp cho rằng thời hiệu cho lệnh cấm dự kiến ​​có hiệu lực vào năm 2019 sẽ có thể đạt được.

Giấy phép hiện đang còn hiệu lực của hai hoạt chất này sẽ chấm dứt vào năm 2019 và không thể được gia hạn một lần nữa. Do vậy, từ năm 2019 trở đi, ParaquatChlorpyrifos sẽ bị cấm sử dụng ở Thái Lan.

Trở lại năm 2009, việc sử dụng và bán Paraquat ở Thái Lan đã được Bộ Nông nghiệp phê duyệt để tiếp tục sau khi được đánh giá bởi Hội đồng Đánh giá Độc tính của Thái Lan. 

Bảo vệ thực vật là một chủ đề nóng ở Thái Lan (một quốc gia với những cánh đồng lúa lớn nhất trên toàn cầu) kể từ khi nông dân được khuyến khích canh tác nhiều vụ trong một năm mà ít gây hại đối với môi trường và sử dụng những phương pháp bền vững hơn.

Lời kêu gọi cho lệnh cấm Paraquat ở Thái Lan đã trở thành nghiêm trọng hơn, khi có một nghiên cứu tiết lộ sự nguy hiểm của hoạt chất trừ cỏ này trên cơ sở của các bác sĩ đang điều trị cho một số nông dân mắc các bệnh liên quan đến việc sử dụng thường xuyên hóa chất nông nghiệp. Hơn nữa, theo một số bệnh viện, các bác sĩ phải đối mặt với ít nhất mỗi ngày một bệnh nhân ngộ độc Paraquat. Ước tính 1.000 người chết do paraquat ở Thái Lan hàng năm, trong có nhiều người tự tử bằng hoạt chất này.

Mối quan hệ chặt chẽ của chính phủ Thái Lan với các công ty lớn về hóa học được coi là một trong những thay đổi cách nhìn thân thiện với môi trường đang chuyển động chậm chạp ở Thái Lan.

Paraquat đã bị cấm bởi hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới do độc tính cao của nó, với một lượng nhỏ hấp thụ cũng có thể giết chết một người. Các loại thuốc diệt cỏ cũng được biết là gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường.

Tác động đến Trung Quốc như thế nào?

Trung Quốc là nước xuất khẩu thuốc trừ dịch hại lớn nhất trên thế giới, cung cấp hóa chất nông nghiệp trên thế giới với giá rẻ. Các quốc gia xuất khẩu nhiều tiếp sau là Brazil và Mỹ. Khi ngày càng nhiều quốc gia đề xuất lệnh cấm thuốc trừ dịch hại để cho nông dân sử dụng với số lượng ngày càng tăng thì các nhà sản xuất của Trung Quốc phải cẩn thận nắm bắt để phát triển sản xuất theo một kế hoạch phù hợp hơn.

Paraquat là hoạt chất được xuất khẩu nhiều thứ hai của ​​Trung Quốc, trong khi Chlorpyrifos là thứ sáu. Cả hai chiếm 18% thị phần của 10 loại hoạt chất xuất khẩu hàng đầu trong năm 2016. Cần phải chú ý rằng chỉ riêng Glyphosate chiếm 47%.

Trong số những quốc gia mà Trung Quốc xuất khẩu các hoạt chất thuốc trừ dịch hại thì Thái Lan đứng ở vị trí số 8 trong năm 2016, xếp sau Việt Nam và Indonesia. Nói chung, Nam Á là điểm đến chính, bởi vì đây là các nước nông nghiệp và có nền kinh tế đang bùng nổ. Trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất thì Thái Lan chiếm hơn 6%. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu sang Thái Lan đã giảm trong những năm gần đây. Do đó, một lệnh cấm nhập khẩu thuốc trừ dịch hại nào đó như Paraquat Chlorpyrifos sang Thái Lan sẽ chỉ ảnh hưởng ở mức độ nhỏ đến các nhà sản xuất Trung Quốc trong tương lai (mặc dù họ phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu).

Paraquat ở Trung Quốc

Thị trường tiêu thụ Paraquat của Trung Quốc sẽ thay đổi đáng kể trong tương lai. Bởi vì độc tính gây tử vong của nó, Paraquat đã bị hạn chế bởi chính phủ Trung Quốc trên thị trường trong nước hiện nay. Chính sách mới liên quan đến các biện pháp quản lý chặt chẽ đối với Paraquat ở Trung Quốc đã tác động đáng kể đến nhu cầu của Paraquat trong thị trường nội địa và sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai.

Sau khi công bố sẽ cấm Paraquat AS vào năm 2012 và việc triển khai trên thực tế kể từ 01/7/2016, chính phủ Trung Quốc đã tiết lộ sẽ ngăn cấm việc sử dụng và kinh doanh bất kỳ dạng Paraquat nào ở Trung Quốc vào tháng 9/2020. Do vậy, xuất khẩu sẽ là con đường lựa chọn duy nhất cho các nhà sản xuất Paraquat Trung Quốc để bán sản phẩm của mình.

Theo nguồn tin của hãng chuyên thu thập tình hình thị trường CCM thì Trung Quốc là nhà sản xuất Paraquat lớn nhất trên toàn thế giới, với công suất và sản lượng khoảng 80% tổng số trên thế giới. Bên cạnh đó, nó cũng là nhà cung cấp và xuất khẩu Paraquat lớn nhất dựa trên lợi thế về công nghệ, những quy định chưa chặt chẽ giữa sản xuất và môi trường, chi phí và thiết bị.

 

Trước đó đầu năm 2017, Việt Nam đã công bố cấm Paraquat  cũng như 2,4-D. Đài Loan cũng thông báo cấm thuốc diệt cỏ. Lệnh cấm sẽ thực hiện vào năm 2019. Các thông báo của cả hai chính phủ có thể sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu Paraquat của Trung Quốc kể từ khi Đài Loan và Việt Nam đều là một trong những thị trường xuất khẩu Paraquat hàng đầu của Trung Quốc. Trong bốn tháng đầu năm 2017, Việt Nam là nước nhập khẩu Paraquat nhiều thứ ba, trong khi Đài Loan xếp thứ bảy.

Triển vọng cho việc gia công Paraquat ở thị trường Trung Quốc là không lạc quan. Tính đến tháng 5/2017, chỉ có một đăng ký hợp lệ cho việc gia công Paraquat ở Trung Quốc sẽ hết hạn trong tháng 9/2018. Bản Dự thảo lấy ý kiến ​​do Bộ Nông nghiệp (MOA) vào 09/5/2016 đã ảnh hưởng đến hoạt động gia công  Paraquat trong thị trường nội địa, đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên Paraquat trong thị trường nội địa sau tháng 9/2020.

Chlorpyrifos ở Trung Quốc

Chlorpyrifos là một trong những thuốc trừ sâu xuất khẩu chủ lực ở Trung Quốc. Theo CCM, giá thị trường của Chlorpyrifos TC vẫn ổn định trong tuần cuối cùng của tháng Bảy ở Trung Quốc và được dự đoán sẽ đi xuống trong một thời gian ngắn. Mặc dù có áp lực khá lớn lên các nhà sản xuất thuốc kỹ thuật bởi vì các chất trung gian vẫn cung cấp nhỏ giọt. Nhưng theo một số nhà sản xuất cho biết giá thị trường sẽ đi xuống.

Trong nửa đầu 2017, nguồn cung cấp Chlorpyrifos trở nên khó khăn vì nhu cầu của đầu năm 2017 và giá tăng đáng kể. Sau đó, giá giảm nhẹ bởi mùa thấp điểm đối với Chlorpyrifos cộng với tổng nguồn cung tăng lên. Tuy nhiên, giá cả vẫn ở mức cao so với mọi năm. Ngoài ra, việc cung cấp Chlorpyrifos nguyên liệu cũng khó hơn và được dự đoán sẽ duy trì trong nửa còn lại của năm.

Xét về giá cả, nó tăng 50% so với năm trước. Nguyên nhân là do một nguồn cung cấp thắt chặt và giá nguyên liệu thô tăng. Mức giá được dự báo sẽ vẫn ở mức cao trong tương lai gần.

Lệnh cấm của Chlorpyrifos cũng đã được đề xuất ở Mỹ thời gian gần đây, bởi một số Thượng nghị sĩ kêu gọi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ tiến hành xem xét nghiên cứu lại tác động có hại của thuốc trừ sâu đối với các nhóm khác nhau. Nếu việc xem xét cho thấy bất kỳ mức độ độc hại nào của Chlorpyrifos đối với người tiếp xúc thì EPA phải hoặc đình chỉ hoặc thu hồi đăng ký trong vòng ba tháng.

Nội dung từ: “Thailand’s proposed ban on paraquat and chlorpyrifos affect China” (AgroNews, 10/10/201).

D.A.M