NGHỆ AN - Người dân một số xã ở huyện Nghĩa Đàn đang rất hào hứng khôi phục, mở rộng diện tích trồng và chế biến tinh dầu sở, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nông dân xã Nghĩa Lộc (huyện Nghĩa Đàn) chăm sóc vườn sở. Ảnh: Minh Thái.
Cây sở không những mở lối thoát nghèo, mà còn đem lại thu nhập khá cho bà con đồng bào các dân tộc miền núi huyện Nghĩa Đàn.
Một thời khổ sở
Từ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, cây sở được Bộ Nông nghiệp trước đây (nay là Bộ NN-PTNT) chỉ đạo Sở Nông nghiệp Nghệ An trồng thử trên quy mô gần 10ha ở xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn và sau đó nhân rộng ra. Nhưng ngày ấy, việc đi sâu nghiên cứu giá trị của cây sở còn nhiều hạn chế, sản phẩm dầu ép ra từ quả sở còn rất thủ công nên chất lượng chưa tốt. Mặt khác, số người sử dụng dầu sở và dùng chế biến thành các sản phẩm khác chưa nhiều nên giá cả bèo bọt. Vì vậy, cây sở mai một dần, thậm chí gần như bị quên lãng. Một số diện tích cây sở còn lại được xem như một loại cây rừng, chỉ có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Những năm gần đây, cây sở được xác định là cây trồng vừa có tác dụng che phủ đất trống, đồi núi trọc để chống xói mòn, vừa là cây công nghiệp dài ngày thu hoạch quả, ép lấy dầu. Dầu sở thuộc loại dầu ăn cao cấp, dùng rất tốt cho sức khỏe con người và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao. Vì vậy, cây sở ở Nghĩa Đàn đã được phục hồi một cách nhanh chóng, diện tích ngày càng được mở rộng và đi cùng với đó là chế biến thành sản phẩm tinh dầu sở đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/cay-so-khong-con-kho-so-d386220.html