Chưa bao giờ nông dân chúng ta có khái niệm phải tổ chức ruộng chuyên nhân giống sắn. Khi dịch khảm lá sắn bùng phát, hệ thống cung ứng giống rơi vào lúng túng.
Có một quan niệm khá cực đoan cho rằng sắn là cây xóa đói giảm nghèo, không thể làm giàu từ sắn được. Nhưng bây giờ, nếu nhìn lại thì tổng diện tích trồng sắn của cả nước vẫn khoảng 500.000 – 600.000ha (tương đương với cây cà phê). Cây sắn cũng mang lại giá trị xuất khẩu từ 1 – 1,2 tỷ USD năm. Đời sống của hàng trăm nghìn hộ nông dân phụ thuộc vào đó.
GS. TS Lê Huy Hàm, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN-PTNT). Ảnh: Minh Phúc.
Nỗi buồn cây sắn!
Thực tế, vẫn có người làm giàu được từ cây sắn nếu tích tụ được nhiều ruộng đất, cơ giới hóa trong các khâu sản xuất. Nhiều doanh nghiệp cũng giàu lên nhờ chế biến tinh bột sắn. Nếu chăm sóc tốt, năng suất sắn có thể đạt 40 tấn củ/ha, ở Tây Ninh là hoàn toàn đạt được. Trong khi đó, giá sắn dao động từ 2.000 - 4.000/kg (do đó doanh thu từ 80 - 100 triệu đồng/ha/năm, đây là nguồn thu không hề nhỏ). Sở dĩ diện tích trồng sắn lan nhanh như vậy vì đây là cây dễ trồng, ai cũng có thể trồng được.
Thái Lan có khoảng hơn 1 triệu ha trồng sắn, sản lượng gấp đôi Việt Nam. Sắn được coi là cây trồng quan trọng của “xứ sở chùa vàng”. Trong tương lai, có lẽ chúng ta vẫn sẽ đi theo con đường phát triển như vậy (phát triển từ cây có giá trị thấp đến cây có giá trị cao và chưa thể bỏ được cây sắn).
Bên cạnh đó, nhiều người cũng quan niệm “sắn là cây làm giảm độ phì của đất” do độ che phủ không cao và dễ gây xói mòn. Nhưng thực ra cây nào cũng vậy, chúng ta phải trả lại đất những thứ đã lấy đi thì mới đảm bảo bền vững được. Không thể có khái niệm “bóc lột” dinh dưỡng của đất mãi được.
Tại một hội nghị về phát triển cây sắn ở Phú Thọ, có một đại biểu đã nói rằng: “Khi tôi còn bé xíu chạy ngoài đồng, thì đằng trước nhà tôi là ruộng sắn. Và bây giờ nó vẫn là ruộng sắn”. Vậy ai đó nói rằng sắn làm giảm độ phì của đất, và giảm như thế nào?
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/cay-san-khong-co-loi-d317441.html