YÊN BÁI - Khôi nhung là cây dược liệu quý, phát triển rất tốt dưới tán rừng. Mấy năm nay, nhiều hộ dân ở Yên Bái trồng khôi nhung dưới tán rừng, thu tiền triệu như 'nhặt vàng'…
Cường Thịnh là xã vùng thấp huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cách trung tâm huyện 8 km, có diện tích tự nhiên 1.636,15 ha chia làm 6 thôn, chủ yếu là đất rừng.
Do địa hình xã phức tạp, đồi núi chiếm chủ yếu, độ dốc sườn núi không lớn nên bà con trồng nhiều loại cây lấy gỗ như keo, bồ đề, măng tre Bát Độ, quế…
Sau khi một số thương lái mang giống cây khôi nhung tới vận động bà con trồng dưới tán rừng và cam kết thu mua với giá cao, mới đầu bà con dè dặt chưa muốn trồng, nhưng sau đó nhiều hộ mạnh dạn trồng, lá thu đến đâu được thương lái mua hết với giá cao. Từ dó, nhiều hộ đã tham gia trồng cây khôi nhung dưới tán cây vườn hộ gia đình.
Vườn cây khôi nhung của gia đình ông Phạm Ngọc Hùng ở thôn Đồng Chuối (xã Cường Thịnh). Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh.
Cây khôi nhung thường gọi là cây lá khôi, có hai loại là khôi nhung tía và khôi nhung trắng. Đây loại cây dược liệu quý dùng để chữa các bệnh như đau dạ dày, tiểu đường, tim mạch…, có tác dụng kháng viêm rất an toàn, không có tác dụng phụ. Tại Việt Nam, cây khôi phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc…
Cây khôi nhung có khoảng thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch ngắn, không tốn nhiều công chăm sóc và phân bón, trung bình năm đầu tiên thu hoạch từ 2- 3 lứa, từ năm thứ 2 trở đi thu hoạch mỗi năm từ 5 - 7 lứa, mỗi lứa cách nhau từ 40 – 45 ngày. Lượng lá thu hoạch mỗi lứa đạt từ 0,2 - 0,5kg lá tươi/cây, lượng thu các năm sau luôn nhiều hơn năm trước.
Mời bạn đọc chi tiết bài viết tại: https://nongnghiep.vn/cay-khoi-nhung--mo-vang-xanh-duoi-tan-rung-d326780.html