YÊN BÁI - Từ chỗ e dè với loài cây bản địa, đồng bào dân tộc huyện Trạm Tấu giờ cứ mở rộng ra mãi những diện tích trồng khoai sọ.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy tham gia trồng khoai sọ cùng đồng bào Mông xã Bản Mù. Ảnh: Báo Yên Bái.
Hỏi Giàng A Vầu, khoai sọ trồng trên đồng đất xã Bản Mù được bao lâu rồi, chàng trai người Mông bẽn lẽn bảo không nhớ. Ngước nhìn về rặng núi phía xa, nơi gia đình anh cùng hàng xóm đang được Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) hỗ trợ và triển khai Dự án A4P, Vầu bảo: Từ thuở mới chập chững biết đi, đã thấy họ hàng trồng giống này.
Theo lời người thanh niên, đồng bào dân tộc Mông ở huyện Trạm Tấu gọi củ khoai sọ là “kò cay”, dịch ra là "một loại củ gần bằng quả trứng. Là một loại ngũ cốc, nên khoai sọ được đồng bào dân tộc Mông đời đời vun đắp, nhằm phục vụ cho sinh hoạt của chính mỗi gia đình.
Là cây trồng bản địa từ xa xưa, khoai sọ đặc biệt phù hợp với những triền núi cao chót vót. A Vầu bảo, nơi đây toàn đồi núi dốc, mùa đông thì lạnh, mùa hè thì khô nóng. "Trồng được cây gì lên là quý cây đó, huống hồ đó còn là cây cứu đói", vị Giám đốc HTX Bản Mù bộc bạch.
Vài năm trở lại đây, khi sản phẩm khoai sọ Trạm Tấu được nhiều người trên cả nước biết đến, bà con mới bảo nhau rải vụ, tăng năng suất cây trồng. Khoai sọ không những là cây xóa đói giảm nghèo, mà sâu xa hơn, đó còn tạo ra một thứ văn hóa vô hình, mà mỗi khi nhắc tới Trạm Tấu, ai ai cũng nghĩ tới nông sản này.
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/cay-khoai-so-bien-ban-mu-thanh-diem-sang-d370369.html