Sốt giá, dân ồ ạt trồng, sản phẩm dư thừa, lại rớt giá và chặt, trồng cây khác... Vòng xoáy sản xuất nông sản theo trào lưu tưởng như rất cũ, nhưng vẫn luôn mới...
Câu chuyện cũ nhưng luôn mới
Thời gian qua, cam sành được trồng ở tỉnh Vĩnh Long nói riêng cũng như hầu hết các tỉnh ĐBSCL nói chung rớt giá thê thảm, từ khoảng 12.000 đồng/kg trước Tết Quý Mão xuống chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg mà vẫn không có nhiều người mua.
Các nhà vườn trồng cam buồn đến não ruột vì cầm chắc thua lỗ. Chứng kiến tình cảnh này, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Như Cường khi trả lời báo chí đã khẳng định: “Đây là hậu quả của sự phát triển ồ ạt, khi giá đắt thì đua nhau trồng, không theo quy hoạch của cơ quan chức năng, dẫn đến khủng hoảng thừa”.
Những năm gần đây, diện tích cây cam sành đã liên tục được mở rộng ở các tỉnh ĐBSCL. Ảnh: TL.
Thực ra, không riêng cam sành rơi vào tình cảnh rớt giá như hiện tại, và cộng đồng đang kêu gọi “giải cứu” để hỗ trợ bớt khó khăn cho nông dân. Trước đây ở nước ta cũng đã từng xẩy ra rất nhiều sự vụ khi mà trái cây rơi vào tình trạng khủng khoảng thừa khiến nông dân “méo mặt”. Có thể kể tới trái thanh long, mít Thái…, và một số cây trồng khác như tiêu, điều, cà phê…
Quay ngược lại thời gian cách đây chừng 5 - 7 năm, khi mà lúc đó cam sành rất được giá, nguồn cung luôn không đáp ứng đủ nhu cầu. Giá cam sành thành phẩm có lúc lên tới 30, thậm chí 40.000 đồng/kg mà vẫn không đủ bán. Trước việc cam được giá như vậy, và nhiều nông dân nghĩ sẽ làm giàu được nhờ loại cây trồng này nên họ không suy nghĩ và lao vào đầu tư để trồng cam.
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/cam-sanh-rot-gia-va-bai-hoc-san-xuat-theo-trao-luu-d344236.html