07/11/2017
Các nhà khoa học từ bốn viện nghiên cứu và quốc gia khác nhau đã đến Brussels vào 07/11/2017.
Các nhà khoa học đã tập trung ở Brussels (Bỉ) để cảnh báo những chính sách hoạch định đối với tác động tiêu cực của thuốc trừ sâu đến ong như Ủy ban châu Âu chuẩn bị đề xuất một lệnh cấm hoàn toàn đối với nhóm hoạt chất neonicotinoid.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy có sự suy giảm 75% mật độ côn trùng ở Đức trong khoảng thời gian gần 30 năm, nhưng Hiệp hội Bảo vệ Mùa màng châu Âu (đại diện cho các công ty thuốc trừ sâu Monsanto, DuPont, Syngenta, Bayer) nói với EURACTIV.com rằng nghiên cứu này không xác định được nguyên nhân gây ra sự suy giảm, do đó không thể coi là do nông nghiệp. (tác giả: những nguyên nhân gây sụt giảm mật độ côn trùng có thể do biến đổi khí hậu; hoạt động của con người trong xây dựng, trong sản xuất công nghiệp; thay đổi trong công nghệ sản xuất nông nghiệp; nhu cầu sử dụng gỗ trong đời sống làm giảm diện tích rừng,...).
Nhưng Giáo sư Hans De Kroon, một trong những tác giả của nghiên cứu, phản đối điều đó.
“Biết được nguyên nhân chính xác là rất quan trọng để đảo ngược tình trạng này. Nhưng không biết nguyên nhân chính xác không phải là một cái cớ để không làm gì cả”, ông nói trong một cuộc tranh luận được tổ chức bởi French NGO Pollinis1 dưới sự chủ trì bởi MEP Eric Andrieu (Pháp, S & D)2 tại Nghị viện châu Âu hôm thứ Ba (ngày 07 tháng 11).
Các nhà môi trường kêu gọi lệnh cấm thuốc trừ sâu như nghiên cứu cho thấy mức độ suy giảm côn trùng
Các nhà khoa học đã đưa ra báo động sau khi một nghiên cứu 27 năm thực hiện đã phát hiện rằng số lượng các loài côn trùng bay trong khu vực thiên nhiên được bảo vệ đã giảm hơn 75% kể từ năm 1990. Nguyên nhân của sự suy giảm không được lý giải đầy đủ.
Sự đồng thuận khoa học
Neonicotinoid là nhóm hoạt chất sử dụng nhiều nhất trong số các hoạt chất thuốc trừ sâu trên thế giới và tác động đến hệ thần kinh côn trùng. Chúng có thể được phun qua lá nhưng việc sử dụng phổ biến nhất là xử lý hạt giống (được sử dụng như là một biện pháp phòng ngừa chống lại sâu bệnh). Nhưng khi hạt giống được bao bọc bởi nhóm hoạt chất này thì chỉ có 2 – 20% được cây trồng hấp thu, phần còn lại được phân tán trong môi trường.
Nghiên cứu cho thấy nhóm hoạt chất neonicotinoid có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của loài ong cũng như trọng lượng ong và cơ chế sinh sản của nó, làm giảm mật độ, Peter Neumann, chủ tịch của Viện sức khỏe ong tại Đại học Bern lập luận như vậy. Ông cũng chính là tác giả của một báo cáo năm 2015 của EASAC (2015 EASAC report), trong đó cho rằng tổn thất do ong mất khả năng thụ phấn ở châu Âu là 14.6 tỷ €.
Nhóm hoạt chất neonicotinoid này cũng có ảnh hưởng đến những kẻ săn mồi tự nhiên, bao gồm cả nhện và các loài chim (được coi là có vai trò kiểm soát dịch hại trong tự nhiên), có trị giá 91 tỷ €/năm trên toàn thế giới và các vi sinh vật để đảm bảo độ phì của đất 22.75 tỷ €.
Lựa chọn thay thế cho nông dân
Đối với các dữ liệu để thúc đẩy đi đến hành động, theo các nhà khoa học cũng cần nhìn nhận với một thái độ thận trọng.
“Chúng ta cần phải nhận thức đầy đủ về hậu quả của lệnh cấm – các lựa chọn thay thế cho nông dân sau một lệnh cấm của EU là gì? Họ sẽ được bồi hoàn cho thiệt hại mùa màng hoặc họ có thể được cung cấp các giải pháp thay thế đối với các đối tượng khác có thể gây hại không?”, Neuman hỏi.
Ông nói “chúng ta nên vượt qua nỗi sợ hãi như nỗi sợ hại về GMO”3(nỗi sợ hãi chủ yếu dựa trên sự thiếu hiểu biết) và đầu tư vào nghiên cứu để có thể cung cấp một câu trả lời về quản lý dịch hại.
Nhưng GMO có lẽ là điều cấm đoán lớn nhất của EU và trong lúc này, người nông dân nói lệnh cấm sẽ chỉ còn lại phương án lựa chọn hoặc những giải pháp kém hiệu quả hoặc gây ô nhiễm hơn.
Nông dân trồng ngô với glyphosate và neonicotinoid: “Chúng ta cần phải bảo vệ khoa học”.
Nếu như các nước thành viên bỏ phiếu trên hai hồ sơ quan trọng, thì nông dân trồng ngô cho rằng quy định của EU hạn chế quyền sử dụng các sản phẩm bảo vệ thực vật và di truyền thực vật đã làm giảm khả năng cạnh tranh của họ trên toàn thế giới và rằng quy định như vậy không dựa trên khoa học.
Nhưng Jean-Marc Bonmatin, một nhà khoa học thuộc Ủy ban Nghiên cứu Quốc gia Pháp (CNRS) cho biết các giải pháp cũng giống như trong “quản lý dịch hại tổng hợp” thì thuốc trừ sâu chỉ được sử dụng như một phương sách cuối cùng và nó đã tồn tại.
Và ngay cả khi người nông dân mất mùa bởi dịch hại thì kinh nghiệm của nông dân trồng ngô Ý cho thấy họ chỉ mất 3.50€/ha so với € 40€/ha nếu xử lý bằng neonicotinoid.
Lệnh cấm rộng khắp EU
Ảnh của: Philippe Huguen/AFP/Getty Images
Tại châu Âu, Ý cấm xử lý hạt giống neonicotinoid trong năm 2008, với lý do lo ngại cho côn trùng thụ phấn.
Pháp sẽ cấm neonicotinoid từ tháng Chín năm 2018, mặc dù một số loại cây trồng thiếu lựa chọn thay thế sẽ được miễn đến năm 2020.
Theo một đánh giá của Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA – European Food Safety Authority) vào năm 2013 trong đó xác định “có nguy cơ cao đến ong”, Ủy ban châu Âu áp đặt một lệnh cấm một phần đối với ba hoạt chất thuộc nhóm neonicotinoid4 trên một số cây trồng.
Nhưng Fabio Sgolastra, một nhà nghiên cứu tại Đại học Bologna và là thành viên của Nhóm công tác của EFSA đánh giá rủi ro đối với ong, cho rằng điều này là không thích đáng: “Nguy cơ là không đáng kể. Lệnh cấm một phần không phù hợp với khoa học”.
EFSA chỉ vừa mới kết thúc một đánh giá rủi ro mới bao gồm hơn 100 nghiên cứu đã được xuất bản từ năm 2013, trong đó đã xác nhận mối đe dọa của neonicotinoid đến ong và côn trùng thụ phấn khác.
Ủy ban sẽ xem xét đánh giá rủi ro của EFSA và nộp đề nghị cấm tất cả công dụng của neonicotinoid, trừ trong nhà kính, để các nước thành viên sẽ phải bỏ phiếu vào cuối tháng.
D.A.M
Tác giả: Tuy nhiên cuộc bỏ phiếu này đã bị trì hoãn (xem thêm ở bài đã đăng: EU trì hoãn chặn quyết định lệnh cấm neonicotinoid).
***
1MEP: viết tắt của Group of the Progressive Alliance of Socialists and Democrats in the European Parliament – Nhóm của Liên minh Tiến bộ của đảng Xã hội và đảng Dân chủ trong Nghị viện châu Âu.
Eric Andrieu là thành viên của Đảng Xã hội Pháp.
2 POLLINIS, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm xây dựng các chiến dịch cho một nền nông nghiệp bền vững ở châu Âu. Nó đấu tranh cho việc bảo vệ và bảo tồn các loài thụ phấn, đặc biệt là ong, và thúc đẩy sự chuyển đổi sang hoạt động nông nghiệp thay thế, tránh xa việc sử dụng thuốc trừ sâu.
3GMO: Genetically Modified Organism – Sinh vật biến đổi gen.
Ba hoạt chất thuộc nhóm neonicotinoid gồm: Clothianidin, Imidacloprid và Thiamethoxam.