Cà phê và IARC: sự thật là gì?

nong duoc

Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (International agency for research on cancerIARC) là cơ quan chuyên về ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). IARC phân loại hóa chất, thực phẩm và đồ uống phổ biến thành 5 nhóm dựa vào độ tin cậy của bằng chứng cho thấy chúng có thể gây ung thư.

Những nhóm này bao gồm:

• Nhóm 1: Gây ung thư cho người.

• Nhóm 2A: Có lẽ gây ung thư cho người.

• Nhóm 2B: Có thể gây ung thư cho người.

• Nhóm 3: Không thể phân loại như gây ung thư

• Nhóm 4: Có lẽ không gây ung thư

Năm 1991, IARC phân loại cà phê là “có thể gây ung thư cho bàng quang tiết niệu của con người” (Nhóm 2B). Kết luận này đạt được sau khi xem xét các bằng chứng hạn chế có sẵn tại thời điểm đó. 

nong duoc

Trong Nhóm 2B này còn có Aloe vera (ở Việt Nam được gọi là cây Nha đam hay là Lô hội) và các món dưa muối truyền thống của Asian.

Thực tế cho đến nay thì cây Nha đam vẫn được sử dụng làm nguyên liệu của các hãng mỹ phẩm. Trên thị trường, nhiều hãng mỹ phẩm đã lấy ngay chính tên Aloe vera làm tên thương mại cho những loại kem chống nắng, dưỡng da, các loại dầu gội, dầu khử mùi hôi, chất có tác dụng chống mốc, xà phòng, dầu cạo râu,…

Nha đam còn được làm chất đông kết (thạch) cho rất nhiều món ăn.

Trong y học nha đam có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, làm lành các vết thương, trị viêm loét dạ dày, bệnh ngoài da, phòng ngừa sỏi niệu, xơ gan cổ trướng, huyết áp cao và tiểu đường,…(Theo Lô hội – Wikipedia tiếng Việt https://vi.wikipedia.org/wiki/Lô_hội)

Còn các món dưa muối truyền thống ở châu Á thì vẫn là thực phẩm được ưa thích sử dụng hàng ngày của cư dân trên châu lục có khoảng 4.5 tỷ người (chiếm > 60% dân số của thế giới). Nhưng chưa có một nước nào từ bỏ món ăn “khoái khẩu” này.

nong duoc

nong duoc

Ảnh thu thập từ Interrnet

Vào tháng Sáu năm 2016, IARC chuyển cà phê từ Nhóm 2B “có thể gây ung thư cho con người” xuống Nhóm 3 “Không thể phân loại như gây ung thư” giống như phân loại từ năm 1991 của họ. Điều này có nghĩa rằng sau khi xem xét hơn 1.000 nghiên cứu, IARC đã đánh giá rằng các tài liệu khoa học mở rộng không thể hiện các bằng chứng về mối liên quan giữa tiêu thụ cà phê và ung thư.

IARC nhận thấy rằng không có mối liên hệ rõ ràng giữa lượng cà phê và bệnh ung thư ở bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể. Không chỉ có vậy, họ còn phát hiện ra rằng trong một số trường hợp, có bằng chứng cho thấy uống cà phê thực sự có thể giúp giảm sự xuất hiện của một số bệnh ung thư nhất định. Cụ thể, ung thư gan và ung thư nội mạc tử cung.

Vào tháng Sáu năm 2016, IARC lại phân loại đồ uống được tiêu thụ ở nhiệt độ rất cao (trên 65°C) vào Nhóm 2A: “có lẽ gây ung thư thực quản của con người” (probably carcinogenic to the human oesophagus). 

Đánh giá của IARC được xem xét đối với tất cả các loại đồ uống “rất nóng”, không chỉ riêng cà phê. 

Phân loại mới này xác định “đồ uống rất nóng” là đồ uống được tiêu thụ ở nhiệt độ nóng hơn so với thói quen mà hầu hết mọi người có thể thoải mái sử dụng đồ uống mà không bị bỏng đáng kể miệng và lưỡi của họ.

Khi IARC đánh giá bằng chứng về mối liên hệ giữa ung thư thực quản với cà phê, họ tìm thấy đủ bằng chứng của một liên kết giữa chúng. 

Cà phê là một trong những đồ uống nóng tiêu thụ rộng rãi nhất trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, cà phê thường được uống ở nhiệt độ thấp hơn 60°C, nghĩa là thấp hơn định nghĩa một đồ uống “rất nóng” của IARC.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng người tiêu dùng cà phê thích uống cà phê ở nhiệt độ khoảng 60°C (Lee và O'Mahony 2002; Borchgrevink và những người khác 1999). Đây là thấp hơn nhiệt độ được xác định bởi IARC cho đồ uống “rất nóng” ở nhóm 2A (Loomis và những người khác 2016).

So với ngưỡng đau của con người bình thường nói chung và người uống cà phê nói riêng thì ở nhiệt độ nóng hơn 65°C người ta không thể thoải mái uống cà phê cũng như bất kỳ đồ uống nào khác.

Đánh giá của IARC về đồ uống rất nóng, trong đó xem xét đồ uống được tiêu thụ ở nhiệt độ “bỏng” (> 65°C) là không phản ánh đúng thói quen uống cà phê thường ngày của cư dân trên trái đất này.

Điều này cũng rất quan trọng để nhấn mạnh rằng IARC chỉ đánh giá về mặt khoa học, chứ không phải đánh giá thói quen tiêu dùng trong cuộc sống hàng ngày.

Đây là lối suy luận “hái anh đào” (Cherry pickup).*

Trong bài báo “Cách nhìn khoa học về sự an toàn của cà phê” (Scientific Opinion on the Safety of Caffeine), được công bố vào năm 2015, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) kết luận rằng: “lượng cà phê được thu nạp lên đến 400 mg mỗi ngày (khoảng 5,7 mg/kg mỗi ngày cho một người có trọng lượng 70 kg) không làm phát sinh mối quan tâm về mức độ an toàn cho người lớn khỏe mạnh nói chung. Không có những vấn đề về sức khỏe có liên quan đến độc cấp tính, tình trạng xương, sức khỏe tim mạch, nguy cơ ung thư hoặc sinh sản nam giới,…Tất cả các kết luận về ung thư đã bị phóng đại lên bởi các cơ quan khác trong việc đánh giá thói quen mức tiêu thụ cà phê và cho đến nay không có dữ liệu mới có giá trị hoặc các kết quả lâm sàng khác có thể chứng minh làm thay đổi những kết luận trên”.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có bằng chứng cho một mối liên hệ giữa tiêu thụ cà phê và ung thư thực quản, tụy, thận, tiền liệt tuyến, da, buồng trứng, dạ dày, vú, khoang miệng/họng, não, ruột kết và trực tràng hoặc phổi. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng tiêu thụ cà phê có liên quan với giảm nguy cơ ung thư gan và niêm mạc tử cung.

Các mối liên hệ có thể chỉ có giữa các chất lỏng “rất nóng” và ung thư cụ thể áp dụng cho các chất lỏng nhất định nào đó mà không bao gồm cà phê. Điều này đã dựa trên bằng chứng hạn chế từ các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy sự liên kết rõ ràng giữa ung thư thực quản và uống đồ uống rất nóng có lẽ chỉ áp dụng cho các chất lỏng rất nóng, nóng hơn nhiệt độ áp dụng cho hầu hết những người tiêu thụ cà phê.

Chúng ta đều biết rằng không có gì có thể thay đổi cách nghĩ về cà phê của bạn giữa ngày hôm qua và hôm nay. Kết luận của IARC chỉ đơn giản là đi theo dòng chảy bằng chứng có sẵn từ những nghiên cứu khoa học với các chủ đề về cà phê – sức khỏe và ung thư. Trong thực tế, các chuyên gia IARC xác định rằng cà phê uống thường xuyên thực sự có thể giúp bảo vệ chống lại một số loại ung thư và có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ (Loomis và những người khác 2016). 

Bảng phân loại mới của IARC về cà phê là một sự đảo ngược hiếm có đối với tổ chức mà trước đó chưa bao giờ phân loại lại bất kỳ thực phẩm hoặc đồ uống một cách tích cực. 

Sự thay đổi này có nghĩa là cà phê không còn được phân loại như là một chất “có thể gây ung thư” (nhóm 2B). 

Một thông tin tuyệt vời đối với những người ưa thích cà phê!

Vì vậy, thưởng thức nó với tất cả những lý do mà bạn thích và hãy tin tưởng rằng nó sẽ không gây ra ung thư.

Khuivandam.@

Tham khảo từ:

- Coffee and IARC: What are the facts? - Coffee and Health https://www.coffeeandhealth.org/hcp.../coffee-and-iarc-what-are-the-fa... (Bài viết của tác có tham khảo 56 tài liệu có liên quan).

-   The WHO IARC Decision: What it Means for You & Your Coffee ...www.scanews. coffee /.../the-who-iarc-decision-what-it-means-for-you-y...

* Hái anh đào (tiếng Anhcherry picking) là hành vi cố tình không sử dụng các thông tin được coi là có liên quan hoặc có tầm quan trọng đáng kể. Một người dùng ngụy biện hái anh đào bằng cách tập trung vào một nhóm bằng chứng mà bỏ qua tất cả các bằng chứng khác. Những bằng chứng không ủng hộ kết luận sẽ được coi là không liên quan hoặc không cần thiết.

Thuật ngữ này bắt nguồn từ quá trình thu hoạch trái cây, chẳng hạn quả anh đào. Người hái chỉ mong chờ hái được những quả chín mọng và tốt nhất. Một người ngoài khi chỉ quan sát những quả anh đào được chọn lựa sẽ có thể đi đến kết luận sai lầm rằng hầu hết hoặc toàn bộ quả anh đào đều có chất lượng tốt.

Triết gia Francis Bacon miêu tả lỗi suy luận này là “đếm những đòn trúng và quên đi đòn hụt” (“counting the hits and forgetting the misses”).

Theo Hái anh đào (lỗi suy luận) – Wikipedia tiếng Việt https://vi.wikipedia.org/wiki/ Hái_anh_đào_(lỗi_suy_luận)