Cà chua tím- một thắng lợi cho cây trồng biến đổi gen?

Mặc dù cây trồng biến đổi gen vẫn bị mang tiếng xấu, nhưng trên thực tế có nhiều lý do để nó có chỗ đứng và cà chua tím có thể đánh dấu bước ngoặt.

Cận cảnh trái cà chua tím. Ảnh: JIC Photography/ flickr

Cận cảnh trái cà chua tím. Ảnh: JIC Photography/ flickr

Loại thực phẩm biến đổi gen (GM) lần đầu tiên được thương mại hóa cho công chúng chính là cà chua, được phát minh ở Mỹ vào năm 1994. Kể từ đó, một số loại cây trồng biến đổi gen làm thực phẩm khác nhau đã được tạo ra, bao gồm ngô, bông, khoai tây và dứa hồng.

Mặc dù thực phẩm biến đổi gen vẫn bị mang tiếng xấu, nhưng trên thực tế có nhiều lý do chính đáng khiến cho việc chỉnh sửa gen của một sinh vật có thể đáng giá. Ví dụ, nhiều giống cây trồng biến đổi gen đã làm cho chúng có khả năng kháng bệnh tốt hơn, hoặc có giá trị dinh dưỡng hơn. Cụ thể là gạo vàng. Loại ngũ cốc này được thiết kế để có hàm lượng vitamin A cao hơn, nhằm giải quyết tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở các quốc gia nghèo.

Tuy nhiên bất chấp tất cả sự phát triển của thực phẩm biến đổi gen kể từ năm 1994, có rất ít sản phẩm thực sự được đưa ra thị trường. Sự thiếu hiểu biết của công chúng về các sản phẩm biến đổi gen cùng với sự miễn cưỡng của các nhà hoạch định chính sách ở một số quốc gia đã cản trở tiến trình đưa thực phẩm biến đổi gen từ phòng thí nghiệm ra thị trường. Đây chính là lý do tại sao việc chấp thuận theo quy định đối với cà chua tím ở Mỹ vào tháng 9 vừa qua được đánh giá là bước ngoặt rất thú vị.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/ca-chua-tim-mot-thang-loi-cho-cay-trong-bien-doi-gen-d338777.html