Glyphosate, thuốc diệt cỏ thường được bán với khối lượng lớn nhất vẫn đảm bảo được bán tại thị trường Brazil cho đến năm 2019. Cơ quan giám sát y tế quốc gia (The National Health Surveillance Agency – Anvisa) đã hạn định thời hạn để hoàn thành việc phân tích độc tính của glyphosate (công việc đã diễn ra từ năm 2008).
Anvisa gần đây đăng tải các tài liệu trên trang web để làm rõ sự chậm trễ trong việc đưa ra các quyết định về Glyphosate. Theo cơ quan này, vẫn còn ý kiến khác nhau giữa các cơ quan chuyên môn trên thế giới (đòi hỏi cẩn thận trong việc ứng xử với vấn đề này) và viện dẫn trường hợp của châu Âu và Hoa Kỳ (nơi vẫn còn dè dặt trong khi vẫn đang liên tục nghiên cứu độc tính của Glyphosate).
Các nghiên cứu được trình bày cho đến bây giờ vẫn chưa chứng minh được là Glyphosate có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục. Từ năm 2008, Anvisa giao việc điều tra độc tính của Glyphosate cho một số đơn vị nghiên cứu. Trong năm 2013, Osvaldo Cruz Foundation (Fiocruz) đã kết luận rằng việc áp dụng các sản phẩm không có khả năng gây ung thư ở con người.
Trong năm 2015, Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của WHO (IARC) tuyên bố ngược lại rằng sản phẩm có thể gây ung thư. Tuy nhiên, Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) xem xét việc phân tích và khẳng định rằng không có đủ bằng chứng để phân loại Glyphosate là một chất gây ung thư.
Anvisa cũng đã thành lập một Hội đồng Thẩm định vào năm 2015 và sau đó đã thuê một nhóm chuyên gia để nghiên cứu vấn đề này một lần nữa. Ý kiến về chuyên môn được chuyển đến Anvisa trong tháng 7 năm 2016: Glyphosate không gây ung thư. Bên cạnh đó, còn có ba quan điểm khác về hợp chất này, gần đây nhất là vào tháng 5/2017. Không có ai trong số họ đề nghị một lệnh cấm.
“Thậm chí nếu kết luận rằng nó không phải là chất gây ung thư và không có bất kỳ một hạn chế nào trong đăng ký, theo pháp luật của Brazil, thì điều quan trọng là đánh giá để đưa ra các biện pháp hạn chế việc sử dụng nó dựa trên những mức độ độc hại khác ngoài khả năng gây ung thư. Hơn nữa, đánh giá là cần thiết để đăng ký không chỉ ở Brazil mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, đánh giá lại các thành phần chính trong hoạt chất là rất phức tạp và đòi hỏi rất nhiều thời gian” báo cáo của Chủ tịch cơ quan, Jarbas Barbosa, lưu ý.
Dịch từ: “Anvisa: Toxicological analysis of glyphosate to be concluded in 2019 in Brazil”. (AgroNews 28/8/2017).
D.A.M