Bông biến đổi gen (GMO) lâm vào tình trạng sa sút thảm hại do việc sử dụng thuốc trừ sâu ở Trung Quốc

Trung Quốc đã trải qua đợt cắt giảm lớn và bền vững trong việc sử dụng thuốc trừ sâu do việc trồng bông biến đổi gen, theo một nghiên cứu khoa học lớn nhất từ ​​trước đến nay về tác động của việc trồng bông Bt ở trong nước.

Mặc dù trồng bông Bt chỉ nhắm vào mục tiêu sâu đục quả bông, nhưng nhờ đó khối lượng thuốc trừ sâu giảm đi đáng kể đã cho phép thiên địch phát triển để kiểm soát tốt hơn nữa côn trùng gây hại khác, chẳng hạn như rệp, cho thấy lợi ích mà nông dân thu được là một hệ sinh thái lành mạnh hơn.

Tuy nhiên, việc giảm phun thuốc trừ sâu phổ rộng cho phép một số côn trùng gây hại, đặc biệt là các loại bọ xít thuộc Họ Bọ xít mù (ảnh dưới), sinh sôi nảy nở và hình thành  một vấn đề mới cho nông dân. Điều này có nghĩa rằng một số thuốc trừ sâu vẫn tiếp tục được sử dụng.

Giảm thuốc trừ sâu trong nông nghiệp bông của Trung Quốc là một ưu tiên hàng đầu vì Trung Quốc là nhà sản xuất bông lớn nhất trên thế giới, sử dụng thuốc trừ sâu nhiều gấp bốn lần (tấn hoạt chất) so với Hoa Kỳ.

Về mặt lịch sử, khoảng một phần ba thuốc trừ sâu ở Trung Quốc được sử dụng trên bông và nhiều trong số này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại như là cực kỳ nguy hiểm, góp phần cho 400 – 500 trường hợp tử vong mỗi năm do nông dân ngộ độc thuốc trừ sâu.

Nghiên cứu, dưới sự dẫn dắt của  Wei Zhang ở Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, đã xem xét một vài loại sâu hại nghiêm trọng trên bông và việc sử dụng thuốc trừ dịch hại với quy mô ở cấp huyện trong khoảng thời gian 25 năm, 1991-2015.

Không giống bông Bt ở Ấn Độ và Mỹ, mà ban đầu được phát triển bởi Monsanto, thì bông Bt Trung Quốc được sản xuất trong phòng thí nghiệm nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp, Trung Quốc,.

Nó lần đầu tiên được giới thiệu với nông dân trồng bông của Trung Quốc vào năm 1997 và được gieo trồng ở tất cả tám tỉnh trồng bông vào năm 2012.

Đúng như dự đoán, tất cả diện tích bị nhiễm sâu đục quả bông và việc phun các loại thuốc trừ sâu để kiểm soát sâu hại giảm đáng kể từ năm 1997 đến năm 2015. Việc sử dụng thuốc trừ sâu để kiểm soát rệp cũng giảm nhẹ trong khoảng thời gian đó.

Nhưng việc sử dụng giảm thuốc trừ sâu cho Bọ xít mù lại phát triển mạnh sau năm 2000, dẫn đến hồi phục một phần việc sử dụng thuốc trừ sâu.

Tuy nhiên, từ năm 2008, cả việc phun thuốc trừ sâu và mức độ sâu hại phá hoại có xu hướng giảm nhẹ, cho thấy sản xuất bông ở Trung Quốc chắc chắn ít tác động đến môi trường.

Các tác giả lưu ý rằng nghiên cứu của họ là phù hợp với những phát hiện trong một bài báo của Lu et al., 2012 đăng ở tạp chí Nature tìm thấy một sự hồi sinh côn trùng có ích và các loại thiên địch chân đốt nhờ vào áp dụng bông Bt rộng rãi ở Trung Quốc cùng với việc giảm sút quần thể đó do sử dụng thuốc trừ sâu.

Các tác giả kết luận rằng nông dân trồng bông Trung Quốc có thể giảm phun thuốc nhiều hơn nhưng lại tự kiềm chế làm như vậy (mặc dù chi phí tài chính cao của thuốc trừ sâu), bởi vì một “quan điểm chấp nhận rủi ro và thiếu hiểu biết”.

Như nhiều nhà nghiên cứu lưu ý, nghiên cứu mới nhất này, được công bố trên tạp chí uy tín PNAS (Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America), cho thấy rằng việc áp dụng cây trồng biến đổi gen Bt không phải là cứu cánh để giảm thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

Tuy nhiên, nghiên cứu này thêm vào nguồn dữ liệu khoa học phong phú cho thấy rằng cây trồng biến đổi gen có thể làm cho nông nghiệp bền vững hơn bằng cách giúp cho định hướng giảm sử dụng các hóa chất nông nghiệp.

Khuivandam

Dịch từ: GMO cotton prompts dramatic drop in China’s pesticide use. (AgroNews. 21/9/2018).

Nguồn: Alliance for Science