Bằng cách làm này, mỗi năm ông Nguyễn Văn Chiến ở Phú Cương (Tân Lạc) đã thu hoạch được hơn 80 tấn quýt canh, doanh thu gần 2 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 1 tỷ đồng.
Đồi quýt Vân Sơn nhìn xa của gia đình ông Chiến.
So với các hộ trồng quýt Vân Sơn ở khu vực vùng cao Tân Lạc, ông Chiến là người đi sau đến muộn, nhưng gặt hái được thành công sớm nhất, vì ông chịu khó học hỏi và đúc rút kinh nghiệm từ những nhà vườn đi trước.
Theo đó, để trồng quýt canh đạt hiệu quả cao, ông Chiến phải đặt hàng mua cây quýt giống khỏe, sạch bệnh, được sản xuất bằng phương pháp ghép mắt quýt canh (cam đường canh) lên gốc quýt Vân Sơn bản địa hoặc gốc bưởi chua sở tại.
Với đất trồng, chọn những vạt đồi có tầng canh tác dày trên 1m, giàu mùn, độ dốc không quá 300, tưới tiêu thuận lợi. Sau dọn sạch cây hoang dại, làm các băng đường đồng mức, rộng 4 - 5m, trên đó đào hố trồng quýt, dài x rộng x sâu = 1m, hố cách hố 4 - 5m. Khi đào, để riêng lớp đất dưới cho trộn đều với phân chuồng, lân và vôi bột, rồi lấp xuống cách miệng hố chừng 4 - 5cm.
Xuống giống, bới lỗ giữa hố, bóc bỏ vỏ bầu cây giống, đặt cây vào lỗ, dùng lớp đất mặt của hố đào khi trước, lấp đầy ngang miệng hố và ngang cổ rễ cây, dận chặt, tưới nước, rồi tủ gốc bằng cỏ khô, rơm rạ. Đồng thời gieo 1 hàng kép cây phân xanh thân bụi (muồng, cốt khí hoặc keo đậu), để chống xói mòn và chủ động một phần phân hữu cơ tại chỗ. Phần đất trống còn lại trên các băng cho gieo cây đậu hồng đáo, cỏ sytilo hoặc lạc dại, giúp giữ ẩm đất, chống cỏ dại phát triển. Chú ý, khi đặt cây phải xoay mắt ghép theo hướng gió để tránh gãy mầm nhánh.
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/bi-kip-tham-canh-quyt-van-son-tren-dat-doc-d372927.html