Bát nháo thuốc diệt côn trùng 'đội lốt' thuốc BVTV

Nhiều sản phẩm diệt côn trùng trong lĩnh vực y tế gia dụng được gắn nhãn mác 'đội lốt' thuốc BVTV và tuồn sang kinh doanh, sử dụng trái phép trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bên không cho phép, bên cho phép

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Cục BVTV), thời gian gần đây, Cục đã nhận được rất nhiều phản ánh từ các địa phương về tình trạng quảng cáo, kinh doanh, sử dụng trái phép các chế phẩm đăng ký diệt côn trùng trong lĩnh vực y tế gia dụng để kinh doanh, buôn bán và sử dụng trong phòng trừ các sinh vật gây hại cây trồng trong nông nghiệp.

Theo công bố của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) (trang https://vihema.gov.vn) các chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng y tế hiện nay có khoảng 1.543 chế phẩm, trong đó có 1.300 chế phẩm diệt côn trùng đang còn hạn sử dụng.

Cơ quan chức năng kiểm tra một đại lý kinh doanh thuốc BVTV. Ảnh: TL.

Cơ quan chức năng kiểm tra một đại lý kinh doanh thuốc BVTV. Ảnh: TL.

Hiện nay, một số hoạt chất như acephate, diazinon, trichlofon, beta-cyfluthrin, cyfluthrin, malathion, chlorpyrifos ethyl, fipronil… Bộ NN-PTNT đã loại bỏ khỏi danh mục thuốc BVTV từ năm 2018, 2019. Tuy nhiên trong lĩnh vực y tế, các hoạt chất này vẫn đang được cho phép sử dụng đến năm 2022.

Do trong lĩnh vực y tế vẫn còn cho phép sử dụng, nên thời gian qua, đã có tình trạng nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng y tế “tuồn” các sản phẩm này sang tiêu thụ trái phép tại các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV.

Theo phản ánh của một số Chi cục BVTV, hoạt động chào bán, khuyến cáo chế phẩm diệt côn trùng (chỉ được dùng trong lĩnh vực gia dụng y tế) “đội lốt” thuốc BVTV để buôn bán, kinh doanh và sử dụng trong phòng sinh vật hại cây trồng diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng trên địa bàn các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, An Giang, Hậu Giang…

Mời bạn đọc chi tiết bài viết tại: https://nongnghiep.vn/bat-nhao-thuoc-diet-con-trung-doi-lot-thuoc-bvtv-d309172.html